Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 7

kỳ thứ 7


                                               hỡi linh hồn tôi
                                                              thế phong


Như vậy, có nghĩa đai tá Lành phải tái trình sự việc này cho rõ.
   
Sau này, phi công trực thăng Đào Vũ Anh Hùng cho biết, đáng lý hoa tiêu , sếp lớn Vĩnh Quốc sửa soạn lên đường du học Mỹ,  nhận lệnh hủy -  liên đoàn trưởng tác chiến bị thuyên chuyển lên Pleiku, nhận chức chỉ huy trưởng một  không đoàn trực thăng -- cũng chỉ vì trước đó, coi thằng nhà báo kia như thằng cu con .  Tâm địa đểu giả ở ngòi bút Đỗ giết người thượng sách bằng chữ viết, khác gì  Tử Lộ chất vấn Khổng Tử khi xưa. Với Đỗ, thì đó là cách trả thù dung tục, vô tình làm hại sự nghiệp võ biền của sếp liên đoàn trưởng tác chiến không đoàn 62,  Về sau này, Đỗ ân hận mãi, khi gặp lại nhau, khi hoa tiêu sếp Vĩnh đã là chỉ huy trưởng không đoàn tác chiến ở Pleiku.  Và, chính sếp Vĩnh tự tay lái trực thăng chở  nhà báo con c...,  từ Nha trang về Saigon. Và , Đỗ vơ vẩn nghĩ, khi trực thăng bay qua khu rừng rậm rạp, thì, ..." hãy đẩy thằng nhà báo tồi tệ kia xuống đất, thì cũng là đáng đời nó ..."

Hoa tiêu Voi quay sang nói với Đỗ,  " ông lại nghĩ đến chuyện xưa, phải không ?   cái chuyện" ruồi bu" về sếp Vĩnh ấy mà !". -- " Sao ông đoán như thần vậy !". 

 Trời bắt đầu mưa, khi đang bay trên vùng trời thấp, đẩy trần mây, máy bay lại không đèn đóm.   Voi bảo Đỗ giở bản đồ ra xem, liệu có bay chệch hướng lạc sang ranh giới Campuchia chưa ?  Chỉ cần bay chệch sang địa phận nước bạn, máy bay sẽ bị bắn hạ tức khắc.  Đó là thời kỳ vua Shianouk trị vì.  Ngài rất ghét Việt Nam Cộng Hòa.  Hoa tiêu lại chỉ cho Đỗ biết, hàng dọc mầu đỏ ngoằn ngoèo trên bản đồ là ranh giới 2 nước, phải bay sát về bên trái , ranh giới  đất nhà.  Hai lính không quân đáp xuống phi trường Cam ly an toàn.  Voi về thăm ca-sĩ-vợ ; còn Đỗ về thăm gia đình ngoại. Họ hẹn nhau đúng 15 giờ gặp nhau tại nhà hàng Mékong, và, sau đó bay về lại Nha trang.

Ở Nha trang hồi ấy, tối tối hẹn gặp nhau ở quán Cà-phê Trang.  Nơi đây có cô chủ tươi tắn, ăn nói duyên ngọt ngào như mật. Và nơi đây,  cũng có nhiều sĩ quan , đủ loại quân binh chủng, đến uống cà-phê là phụ, chính là tán tỉnh cô chủ. 

 Bước chân vao cửa, gặp ngay chàng phi công Thần Hổ còn sót lại, trong số 13 chàng cùng khóa đã gãy cánh đại bàng.  Người phi công hiển hách đầu tiên của 13 chàng thần hổ, phi công Huỳnh hữu Bạc gãy cánh đầu tiên, sau này Câu lạc bộ sĩ quan không quân Tân sơn nhất được mang tên CLB Huỳnh hữu Bạc, ngay đầu lối vào cổng Phi hùng.  Kẻ sống sót cuối cùng của khóa,  chỉ còn độc nhất Trương đăng Lượng,  khiêm nhường đeo lon hoa- tiêu -đại -úy. Còn bọn đàn em , có đứa mang lon đại tá,  tư lệnh không đoàn. Bản tính ngang ngược  hoa tiêu Lượng thuộc loại thượng thừa.

  Gặp Đỗ,  Lượng oang oang kể, " Mày biết sao không ? chiều nay, tao ngồi trên "terrasse" cư xá sĩ quan , ngay lối cổng vào phi trường Nha trang, máy nhó chứ , lòng đường thấp hơn  thềm cư xá.  Xe díp của tư lệnh không đoàn,  chính thằng lùn tự lái, nó nghếch mắt nhìn lên " terrasse ", thấy tao - bèn nói vọng lên -  như kiểu ra lệnh,  tối nay phải có mặt tại nhà ổng để xoa mạt cbược, vì , có tướng  Râu Kẽm mới ở Saigon ra.  Tao đang nằm trên ghế xích-đu đọc báo, 2 tay cầm tờ báo,, tao bèn  ruỗi cẳng thẳng ra ngoắc ngoắc, có ý trả lời : tao và thằng Cử sẽ đến 'on time'.  Khi  thấy sếp lái xe đi rồi, dáng dấp ổng không hài lòng, thì, tao chợt nhớ ra" thôi chết cha rồi, ổng giận thì bỏ mẹ  ..." . Tao hối hận ngay,  sao không bỏ ngay tờ báo xuống,   lại dùng chân ruỗi ngoắc ngoắc,  thay cho tay vẫy ra hiệu đồng ý ." -- quay sang Đỗ,  Lượng lại hỏi, --" ... theo mày, liệu có sao không ?" -- Đỗ bèn hù, " ... Thế là mày đi vào cửa tử, bởi,  mày đã khinh sếp, thì sếp nào có để cho mày yên ?  Trên đới này, tao chưa thấy ai dám  ấy chân " dua" sếp bao giờ ?  Theo tao,  mày cứ bạo dạn tới xin gặp sếp, năn nĩ , ỉ ôi, xin lỗi ổng, là kế hay nhất đấy ! Có điều, xin lỗi thì  phải  tỏ vẻ ăn năn , sám hối, không được có thái độ xấc xược, ngạo mạn -- như hồi nào mày kể cho tao nghe; mày được gọi lên trình diện  tướng Minh,  tư lệnh KQ, ổng thăm dò  xem thâm niên quân vụ của mày ra sao ?   Thì, mày chỉ  chào kính phải phép, lễ độ có lễ độ thật, nhưng  trông  nét mặt nghênh nghênh  thật khó ưa, " ... thưa tướng tư lệnh , không bao giờ tôi có thể xóa nổi trong trí nhớ, cái hình ảnh  một thằng đại úy, mắc dầu, nay là đại tá tư lệnh không đoàn, cái con người nhỏ thó, lại lùn lùn kia, bị mụ vợ cầm chổi chà rượt đuổi,  thằng chồng cun cút  chạy xung quanh nhà, trông vui đáo để !"  .  Ổng tư lệnh KQ nghe tới đây, bèn  lớn tiếng, giọng ồ ồ, xài xể tao như tát nước vào mặt, " sao mày vô lễ thế ,  dám gọi sếp  của mày là " thằng", ai cho phép ... ?" -- Thì, mày lại bô bô cái miệng, " thưa tư lệnh, tôi xin lỗi , dầu nó  có là đại tướng đi nữa , thì, nó vẫn là đàn em khóa sau tôi, và, chỉ giỏi nước chạy đua ,để thoát  nạn vợ cầm chổi chà rượt mà thôi , thưa trung tướng tư lệnh?"  -- Mày còn nhớ không, Lượng ?"-- " Nhớ , Lương gật đầu thay trà lời, "... lần này thì tao không dám làm vậy nữa đâu.  Tao chắc sếp hận tao dữ lắm!  Đỗ bèn bồi thêm, " Có câu ngạn ngữ cần nhớ nằm lòng  " thương nhau như thể tay chân" ,  và, mày phải nhấn mạnh " tay cũng như chân" đều giống nhau như tinh anh em ruột thịt. Thiên hạ chào nhau bằng tay, là thói quen thường thấy,. nhưng, chân  thì ít dùng , mà thật ra  tay như chân , chẳng có gì  khác nhau cả.   Bất cứ là ai đi nữa,  ở tư thế ngồi, mà, 2 tay đang cầm tờ báo đọc, chắc chắn không còn  cách nào hơn là  phải dùng chân thay tay thôi.   Khi trình bày, tuyệt nhiên không lộ ẩn ý nào, ngoài sự biểu hiện tình quý mến kính trọng  thượng cấp tột độ  , nghe rõ không mầy ".

Thật tình Đỗ chỉ nghĩ  nói đùa cho vui, không ngờ Lượng  khi gặp tư lệnh không đoàn,  lại nói đúng như vậy.  Lượng kể lại,  sau lần gặp Đỗ , rồi Trường đăng Lượng và Nguyễn văn Cử đều bị thuyên chuyển tối Căn cứ 92 ở tận chân trời xa lắc Pleiku.  Có lần tòa đại sứ Pháp  điều đình , để Trương đăng Lượng được sang Do Thái làm huấn luyện viên máy bay Mirage, nhưng anh không đi.  Ở lại với quê hương,  vợ con, bầu bạn chiến hữu không đoàn là thương sách.  Nhưng, cũng thật trớ trêu, sau,  Lượng  bị thuyên chuyển ra Không đoàn 41 ở Đà nẵng,  vẫn chưa được yên vị, lại phải chuyển tới đơn vị mới khác, ở tận trên đỉnh núi Sơn trà.  Lượng đem theo vợ con ra ngoài ấy.  Rồi , trong một chuyến bay Air Vietnam, từ Đà nẵng về Saigon, vợ con anh đã vĩnh biệt  , máy bay lâm nạn, rớt dọc đường. 

Có một lần, Đỗ gập bạn đạp xe đạp trên đường Hai bà Trưng, người thì đờ đẫn, mắt lờ đờ như nhìn đâu đâu  - Đỗ nhớ lại ngay đêm gặp nhau ở quán cà phê Trang,  không khí sống động trong trí nhớ, kể cả câu nói  chủ quán hỏi Lượng, " ...  nào , quà tặng của em đâu?" -- thì,  Đỗ trả lời thay Lượng, " ... quà tặng ấy à,   cái  ấy của anh em giấu mất rồi ! "  Thế mà, giờ đây, chàng phi công Thần Hổ tài hoa, bạc mệnh đang chịu nỗi bất hạnh,  bay trên bầu trời lồng lộng, huy hiệu Tổ quốc không gian gắn liền cánh tay trái  - xét ra quá đúng , tổ quốc quả  không thế ăn, gặm nhắm  được - vậy  thì  " Tổ quốc không  gian là Tổ quốc không gì ăn  " thật rồi !   Khi Đỗ lên tiếng gọi bạn, Lượng như không nghe thấy, cứ đạp xe đi, không nhìn, không nghe xem ai gọi mình. 

Đỡ quay lại với khúc phim quá khứ của bản thân anh ở Đà lạt dạo nào -  Câu chuyện tình thầm kín mà anh giấu hết mọi người, kể cả vợ con, bạn bè thân như Trương đăng Lượng, có lần baychung lên Đà lạt  -  hoặc ngồi bay chung thường xuyên với phi công Voi, Đỗ   không hề tiết lộ , nên  chẳn một ai hay biết.    Cứ mỗi lần bay chung lên Đà lạt, thì, một mình Đỗ lại tìm cách đi riêng đến nơi đó, rồi ngủ qua đêm - đó là quán M.Ph., nằm trên triền đồi đầy hoa anh đào  mùa xuân nở rộ,  con đường đi lên, đi xuống dốc chợ, nơi đó ,từng mở đầu cho Đổ qua một đêm dài tình ái, chăn gối đầy nhục cảm.

  Đỗ bước vào quán, như khách bộ hành phiêu lãng, mặc dầu ngoài trời lạnh, Đỗ chỉ mặc một áo jacket không quân, nhìn, biết ngay là lính thời chiến .  Đổ để ý, thấy một cô gái tuổi chừng 15, bưng là cà-phê + gói thuốc lá Lucky strike - nhìn hàng chữ Lucky strike - anh cũng đang đi tìm may mắn đây , chẳng đúng vậy sao ?  Bởi lẽ, anh cho rằng đời nhiều bất hạnh, giờ này, ngày này, anh vẫn như còn đang đi  tìm một lucky strike đấy thôi. 

  Bỗng, một thiếu phụ, tuổi chừng trên duối 40, không thể gọi  đẹp tuyệt chiêu, nhưng dễ nhìn, lời ăn, tiếng nói mặn mà, dễ bắt chuyện cùng khách nam đa tình.  Bà rất tự nhiên, ra ngồi cạnh, ở một chiếc bản khác rất gần, trao đổi dăm ba câu chuyện, và khi ấy, khách khưa trong quán chỉ có một mình Đỗ.   Nhìn,  đánh giá được ngay , quán không thuộc loại đông khách, tình trạng buôn bán ế ẩm  thế này, thì chưa chắc đủ sở hụi,  tiền thuê quán, tiến ăn uống, sinh hoạt, điện, nước,  lấy đâu ra tiền chi trả.  Ngay câu chuyện,  2 người đã như tâm đầu ý hợp, rồi Đỗ tự khai là nhà văn, tuy biết danh xưng này đối với người bình
thường như bà chủ quán chẳng hạn , chẳng ai thèm quan tâm.   Tiếp,  phịa thêm , Đỗ là  nhà văn kiêm chủ một nhà in ở Saigon, Đỗ lấy ngay địa chỉ nhà in Bùi trọng Thúc, tọa lạc tại 150 đường Võ Tánh, quận Phú nhuận.   Đó là một nhà in quen thuộc, chủ tên Bùi trọng Hựu , ông ta rất có lòng với anh em làm văn chương.  Ông Hựu từng cho Đỗ in chịu sách, phát hành xong mới trả tiền - mà cách trả tiền nhỏ giọt- thì ông chủ cũng chẳng kêu ca gì.   Nơi này, cũng là nơi  Thế Nguyên giới thiệu,  và, chính anh ta  từng in tạp chí Văn mới - ban biên tập chỉ có thi sĩ Diễm Châu, họa sĩ trình bày Phạm kim Khải, đăng thơ văn của Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu , bài viết về hội họa Phạm kim Khải, thơ Cao Mỵ Nhân... - báo thuộc loại giai phẩm, không được cấp giấy phép,  đưa bài xin Nha Thông tin kiểm duyệt.  Và, ông Hựu chủ nhà in Bùi trọng Thúc ( có thế ông anh đứng tên xin phép)  cũng cho in, không đặt tiền trước,  báo phát hành xong, trả tiền sau.  

Khi bà chủ quán M.Ph. nghe chuyện Đỗ ,  là chủ một nhà in ở Saigon,  bị vợ bỏ, không ai chăm nom , săn sóc cơm nước-  chủ bận việc quân ngũ, thì, bà thương hại ra mặt, muốn đưa ngay 2 bàn tay nội trợ đảm đang vào cuộc sống của Đỗ ngay từ phút giây này.  Bà cũng than van về tình trạng gia đình,  bà vốn  là vợ nhỏ một ông tướng lục quân, nay ông ta chẳng còn đoái hoài đến bà nữa .  Người ta ( Đỗ phải hiểu là ông tướng lục quân) có vợ cái, con cột; chỉ thích thưởng thức đoá hoa mới nở .  Bây giờ, bà  lại thấy thương người chồng trước qua đời ( chỉ cho khách nhìn thấy ở trên kia, nơi bàn thờ nho nhỏ, cạnh  bát nhang,  tấm ảnh người chồng được lồng trong một khung kính treo trên tường ).  Bây giờ, bà đã di chuyển vị trí chỗ ngồi, đi sang phía Đỗ ngồi đối ấm tâm sự.  Qua câu chuyện kể, bà cũng thuộc vào loại sừng sỏ trong tình đời, cũng như trường tình ái .  Và, bà coi Đỗ như người bạn mới đáng tin cậy, có thể là cái phao đi vào cuộc đời bà, là nơi nương tựa, thóat khỏi sóng gió trước mắt.  Cảnh buôn bán ế ẩm như thế này,  hẳn là bà sẽ phải bán miếng đất ở Du sinh, rồi, sau đó tìm cơ ngơi khác, chẳng hạn về Saigon sống chẳng.  Nghe tới đấy, Đỗ nhìn thấy mồi câuđã được con cá đàn bà chủ quán bắt mồi, nên hỏi : xưa, bà từng là bà tướng, na\y có người lính bình thường yêu bàn, liệu bà có bị mặc cảm tự ti không ?  Bà cưới rất tình tứ, hở chiếc răng vàng lấp lánh, rồi , lắc đầu quầy quật, " Chỉ cần một anh lính không quân trong bộ đồ bay, chẳng cần mai vàng, mai bạc, thì em cũng thương hết lòng. Em nói thật đấy ... !". 

Vừa lúc này,   một khách khác cũng mặc áo bay combinaison mầu ô-liu, không lon lá trên cầu vai, hông đeo súng lục, bước vào quán.  Chàng phi công mang huy  hiệu phi đoàn trực thăng, đi thẳng tới phía Đỗ ngồi, bắt tay hỏi chuyện, thì , cô bé con chủ quán  hỏi, " Xin lỗi, ông uống chi ?" -- " Cà phê đen giống như chiến hữu của tôi đây."  

Ngồi xuống ghế, khách kéo thắt lưng có khẩu P38 lệch sang một bên, rồi trò chuyện với Đỗ.  Qua câu chuyện nói , bà chủ nghe được:  hoa tiêu hỏi Đỗ có đi Nha trang không, chỉ khoảng 10 phút nữa bay về  Nha trang .   Bà chủ nhìn sang phía Đỗ, như tỏ lòng khâm phục  Đỗ trả lời chiến hữu : hãy hỏi bà chủ quán có cho phép anh cùng bay về Nha trang không đã? .  Và, tay chiến hữu hoa tiêu hiểu ngay câu hỏi , bạn mình biết cách  tán bà chủ thật tế nhị.  Và, cũng là nghề tay trái của chiến hữu không quân, rất lịch lãm đối với phái đẹp, sẵn lòng làm đẹp lòng giai nhân , quay sang phía bà chủ, hỏi:, " Thế chị có cho phép anh 
không ?  Nếu chị gật đầu, thì tôi mới dám rủ anh  cùng bay về  Nha trang chiều nay ."  

 Bà chủ quán nở nụ cười rất tươi, và , Đỗ cũng không ngờ rằng bà xử sự thật tế nhị,
 " Xin mời chàng phi công hào hoa nán lại ăn cơm với chúng tôi, sáng mai bay về, thì  có sao đâu ?   Chúng tôi đã cho mổ gà thết khách quí, vì, anh là bạn thân  của chúng tôi , rất mong anh không từ chối "

Chàng phi công trực thăng đành phải chối từ ngay, qua lời bộc bạch bí mật quân sự thời chiến, "  Cảm ơn chị,  máy bay không thể đậu qua đêm ở phi trường Cam ly,  nhất là chiến trường sôi bỏng như bây giờ.  Mong được gặp lại vào dịp khác.  Ông ở lại đây đi, mai về cũng có sao đâu ? "  

Chàng hoa tiêu rời khỏi quán, bà nhìn theo, bóng xa dần, quay lại nói với Đỗ, " Không
quân nhà anh giống như con cà cuống., chết đến đít còn cay.   Anh có nhớ chuyện một phi công F5 ở Biên hòa, có người yêu ở ấp Ánh sáng, chỉ cách đây có vài trăm thước. Một buổi sáng, khoảng 8, 9 giờ sáng, dân chúng Đà lạt nghe thấy tiếng máy bay phản lực F5 từ hướng Cam ly, bay rất thấp, sát mặt đất, xẹt qua khu ấp Ánh sáng, ném một gói đố xuống.   Gói đồ chưa kịp rơi xuống đất, đã nghe một tiếng ầm ầm nổ long trời lở đất.  Thì ra, chiếc F5 đã lao xuống hồ, cắt cụt ngang ngọn cây ở ven hồ Xuân hương, rồi lao xuống hồ, gần phía nhà Thủy tạ.   Dân chúng ùa chạy tới, túm đông, túm đỏ, bàn tán xôn xao , sau được kể lại:  chàng phi công tử nạn tên X..., có người yêu, cô T..., ổ ấp Ánh sáng - chàng hoa tiêu  F5 hẹn nàng, giờ thả thư xuống tận nhà .  Máy bay bay ở " cao độ thấp" , kéo xuống quá thấp, không đủ thời gian cùng lực đẩy kéo lên, phi công lao thẳng cùng máy bay xuống nước . Chắc anh không quên chuyện hi hữu này chứ ?" 

Bà gọi cô con gái đem khăn lông , giục Đỗ đi tắm rửa, sửa soạn ăn cơm tối.  Rồi, bà à chỉ tay lên gác xép, " Em ngủ trên ấy,   cháu ngủ dưới nhà.  Chúng ta có một đêm hàn huyên tâm sự.  Vây thì, em cũng có người chồng phi công đi hành quân lâu ngày, tối nay trở về nhà với vợ con, làm sao kể  cho xiết nỗi nhớ nhung thân thiết ?!".

Đỗ thật sự sung sướng, lại cảm động, tự nhủ lòng : trước khi lên gác  ngủ, anhse4 xin phép được đốt nén  nhang tưởng nhớ  người chồng cũ của bà.  Và, như  tâm sự với ổng, " Chúng ta là đàn ông, dễ thông cảm nhau, anh trước, thì có tôi sau - phải không ông bạn đã rửa chân sạch sẽ lên ngồi trên bàn thờ ...!" 


                                                           ***

                                                                                    ( còn tiếp )

     thế phong



Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : bùi khải nguyên / thế phong - kỳ thứ 35

nhà văn hậu chiến -  35 - thế phong
đại nam văn hiến xuất bảm, saigon 1959


                                                              Tiết 2
                                                BÙI KHẢI NGUYÊN (1927-1980 ?)


Tên thật Búi bình Hiếu.  Sinh 25.1.1927 ở Hà nội, ban đầu viết văn ký bút danh Hoàng Nguyên *. Thơ đăng rải rắc trên tạp chí Đời mới, nhật  báo Dân chủ, Phụ nữ  diễn đàn, từ những năm 1955 đến 1956.   Búi khải Nguyên  đánh đầu mốc thơ, ở một giai đoạn hỗn loạn, bắt đầu khởi điểm là bài Ẩn ức đăng trên nhật báo Dân chủ ( chủ nhiệm: Vũ ngọc Các).  Hoặc, đôi bài khác có khuynh hướng xã hội thực tiễn, đem đời sống hiện thực vào thi ca, như thi sĩ Paul Éluard  noi,  " sự tồn vong của con người với lịch sử "- đó lả  các bài Người ngủ ngoài đồng, Chủ nhật này đẹp nắng, mở đầu khuynh hướng thơ hiện thực xã hội.   Tiếp đến, những bài Đừng bỏ em tôi, Mót lúa, Nhà anh hư nát sửa rồi, Trở về, Em bé Việt nam ,  tuy  là thơ hiện thực xã hội, nhưng, khô khan, it xúc cảm,  đầy tính công thức. Cũng còn  có  đôi bài viết ở đầu đời, thời kỳ kháng chiến, như Phước thuận, Đống Đa :  kỹ thuật, nội dung chưa tao được một dáng dấp một bài thơ, coi như sáng tá  thời tập sự. 

 Từ 1956 trở lại đây,  thơ Bùi khải Nguyên tiến bộ không ngờ, bắt đầu   Ẩn ức, hơi thơ đậm đà, giọng thơ hùng mạnh , tựa hồ bản tuyên -ngôn- thơ  rung động, đầy cảm xúc:
------
* còn một nhạc sỉ rất nổi tiếng ký Hoàng Nguyên, tác giả ca khúc "Ai lên xứ hoa đào" tuyệt hay.  Năm 1964, Bùi khải Nguyên cho tái bản thi tập "Thiết tha" ( Nxb Đại Nam văn hiến , Saigon 1964 .
(Chú thích sau)

        " Khi bạo lực cầm quyền 
         Đánh trống thổi kèn 
         Khua chông gióng mõ
         Đề cao phản bội 
         Cổ võ bịp lừa  
         Đưa danh dự công khai đánh đĩ

        Xã hội chúng ta 
        Học sinh làm nghề điểm chỉ 
        Thầy tu khoác áo công an 
        Công an tiếm quyền nghệ sĩ 
        Nghệ sĩ làm bồi làm đĩ
        Triết gia chính trị đi buôn
        Lái buôn đảm đương chính trị 
  
         Thế kỷ chúng ta  
          Đủ hệ thống miệng gang mồm thép 
         Súng dí lưng dân, độc quyền nói phét
         Nói vu nói xấu nói càn
         Nhiều danh từ được đem ra hãm hiếp
         Ấm no nghĩa là đói rét
         Thương yêu tức là thù ghét 
         Công bằng ám chỉ bất công  ...
          (TRÍCH NHẬT BÁO DÂN CHỦ , SAIGON 1956.)

Bùi khải Nguyên đã thành công ở  loại thơ phúng thích chính trị. Đọc thơ ông, khiến nhớ đến lối thơ kháng cáo, vào thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân- chẳng hạn , một Ai về bên kia sông Đuống/ Hoàng Cầm,  một Viếng bạn của  Hoàng Lộc... Những bài thơ của Bùi khải Nguyên có giá trị nhân bản , bài  Chủ nhật này đẹp nắng,  nội dung hiện thực xã hội, phản kháng sự áp bức,  bản tuyên ngôn kháng cáo dữ dội, mãnh liệt :  " một bài thơ hay điển hình " của tác giả.    Có thể, tác giả chịu ảnh hưởng  Karl Sanburg ( Mỹ )  đem tiếng lóng đời sống hiện thực vào thơ ( language parlé), và ,  mạnh  tựa giông bão như giọng thơ  thi sĩ Mỹ Robert Frost.  Ở Bùi khải Nguyên , tác giả biết áp dụng lối thơ phúng thích chính trị đem tiếng lóng vào thi ca ,và, ông đã không mắc lỗi tầm thường  phổ biến , gieo vần, ghép chữ cho đúng  lập trường chính trị vào thi ca như thơ đặt hàng, từ guồng máy' tâm lý chiến" cho  mấy tay "thi sĩ máy" -  mà - trong sách phê bình văn học,  chúng tôi từng lên án, không  hề bỏ sót chúng.
  
Một số bài khác của Bùi khải Nguyên, như  Hallélugia, Hồi sinh, Hoa sen, Lá cờ, Cưu kim sơn ( San Francisco) được đưa vào tập Thiết tha * (tái bản ) -- đó là ,những bài thơ tự do quá trớn , chưa đạt mức  xuất sắc của canh tân thơ tự do  đúng mức .

 Ngoài  thơ, Bùi khải Nguyên, còn chuyển ngữ vở kịch  Con tê giác / Eugene Inoesco.
 ( Trình bày xuất bản, Saigon 19 xx ? ) 
--- 
* Thiết tha, ấn bản lần đấu năm 1960, Sùng chính viện xuất bản , in rô-nê-ô khoảng 100 cuốn, không giấy phép .

     " Kinh thành thơm mùi pop-corn/ Building/ Building
       Lên đồi/ Xuống dốc/ Cầu/ Hầm/ Đại lộ/ Phố
       Xe màu/ Áo màu/ Váy máu/ Đèn màu
       Chi chít/ Chằng chịt/  Cựu Kim Sơn [San Francisco]

xem tấm photo-card, chắc chắn sẽ thích thú hơn khi đọc đoạn thơ, tác giả tả cảnh  tham quan San Francisco. * 

 Tuy đã giải ngũ khá lâu, cựu thiếu tá Bùi bình Hiếu vẫn nhất quyết tư giã căn nhà  trên đường Huỳnh quang Tiên ( nay Hồ hảo Hớn, quận 1) để lại 1 vợ +  cô con gái duy nhất, và, tự ý  đến ban Quân quản tình nguyện xin đi tập trung, học tập cải tạo.  Rồi, ông qua đời trong một trại cải tạo  ' âm u núi rừng Việt bắc', vào năm 1980 ?.
---
Bùi Bình Hiếu tốt nghiệp khóa 12 Trường Võ bị Liên quân Đà lạt.


trích nguyên tác thơ


                                  CHÚA NHẬT NÀY ĐẸP NẮNG

                 Em quỳ trên gạch bông 
                                     Chống tay lên tấm bố
                                     Bóng em in nền gạch láng bong
                                     Em ngước đôi mắt trong 
                                    Trời xanh thẳm 
                                    Chúa nhật này đẹp nắng 
                                    Thế mà em quên bẵng Hồng ơi !
                                    Em tới bên cửa lầu mà coi 
                                    Xe màu cứ lượn như thác cuốn 
                                    Xe đi qua đi lại, đi lên, đi xuống
                                    Tắc-xi, xe du lịch, xe máy vét-pa
                                    Áo dài, áo ngắn, áo sọc, áo hoa 
                                    Người ta lượn qua lượn lại, dạo lên, 
                                                                                   dạo xuống
                                    Người ta đi ăn,  đi  uống, đi lễ, đi chơi
                                    Lạy Chúa tôi 
                                    Chúa nhật là ngày nghỉ ngơi 
                                    Sao em lại quỳ đây lau chùi, chà, cọ
                                    Sao em không như họ 
                                    Hồng ơi !  nói rõ anh nghe
                                    Em không có xe 
                                    Em không có áo 
                                    Em không có bạn trai
                                    Em không thích nhởn nhơ đi lượn, 
                                                                        phất phơ đi dạo 
                                    Đi ăn, đi uống, đi lễ, đi chơi
                                    Như trăm ngàn trai gái khác sóng đôi 
                                   Trên đại lộ ngát nước hoa, phấn sáp 
                                   Trong công viên rợp bóng cây xanh mát 
                                   Trong cao lầu, rạp chớp bóng, nhà thờ
                                    Lạy Chúa, 
                                    Lạy Chúa, 
                                    Chỉ vì em nghèo xác, nghèo xơ 
                                    Cho nên em chịu bán cho "chúa nhà ",
                                                                           mồ hôi nước mắt
                                    Cho nên em làm đầy tớ độ nhật 
                                    Cho nên từ hừng đông
                                    Em qùy trên gạch bông  
                                    Chống tay lên tấm bố
                                    Em lau chùi khắp chỗ 
                                    Bao giờ nền gạch láng bong
                                    Bao giờ có xe có áo
                                    Có bạn trai mới đi lượn đi dạo
                                    Đi ăn, đi uống, đi lễ, đi chơi 
                                    Lạy Chúa tôi, 
                                    Chúa nhật là ngày nghỉ ngơi
                                    Chúa nhật này đẹp nắng
                                    Chúa nhật nào cũng đẹp nắng 
                                    Thế mà em quên bẵng Hồng ơi !

                                                                                   (TRÍCH  NHẬT BÁO DÂN CHỦ, SAIGON)

                                         thơ  bùi khải nguyên

                                               (kỳ sau:  PHAN MINH HỒNG ( 1932- 197x ) 

   

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

" hạn hán và cơn mưa ' - ea sola / rp nguyễn ngọc lan (saigon)

hẹn thắp lên - rp nguyễn ngọc lan
nxb trình bày/ strasbourg -  salt lake city 2000


                                   " hạn hán và cơn mưa "- ea sola  "
                                                       nguyễn ngọc lan 


Cuối cùng thì Ea Sola cũng có đủ điều kiện ( nhất là ... tài chính)  để cho Hạn hán và cơn mưa ra mắt khán giả tp. HCM 2 tối , 1- 2/ 9  và tp. Hà nội 2 tối , 1-6/ 9. 1996.   Trước đó, người trong nước chỉ được biết qua những lời lẽ bộc bạch chân tình của Ea Sola trả lời phỏng vấn báo chí, cũng như qua những âm vang tốt đẹp về vở kịch múa, từ nước ngoài mang về.  Sau chuyến đi công diễn ở Âu châu cà cả Hoa Kỳ gần đây, Ea Sola cho biết, " Đi đến xứ sở nào, chúng tôi cũng nhận được nhiều tràng pháo tay liên tục. Khán giả của kịch Shakespeare đã tiếp nhận Hạn hán và cơn mưa ở mức cao nhất.  Đã đứng được trên sân khấu Mỹ ". ( Người lao động, 30.8.1996).  Người ta vẫn thường hiểu là cô vuiu tự hào, vì, những bà cụ nông dân mà cô đã dám đưa lên sân khấu và đưa đi khắp nơi, và, vì những gì mà kịch múa của cô cò thể nói lên được về quê  cha * của mình, hơn là vì tài sức mình .
----
* mang tên Ea Sola , vì,thân phụ của Ea Sola là người VN, thân mẫu là người Pháp .(NNL) 

Thế nhưng, theo ông Đức Kôn trên tờ Tuổi trẻ 5.9.1996, thì Hạn hán và cơn mưa lại là bức tranh quá buồn về người việt ! Có ý kiến  khác với dư luận sẵn có là chuyện bình
thường.  Phê bình có nghiêm khắc đi nữa cũng là chuyện bình thường.  Nhưng đây  lại có gì, như một bản cáo trạng chính trị, để khiến người đọc nhớ tới ông nhà văn sen đầm trong vụ Nhân văn giai phẩm, hay , mấy tay phê bình văn nghệ tập tễnh gần đây làm vệ binh đỏ,  " Diễn  ở các trời Tây, có thể sẵn một cách nhìn méo mó về dân tộc ta,  hoặc là, sự tò mò chuộng lạ, người ta đã tỏ ra thích thú trong việc thưởng ngoạn những 'trò lạ' mà bà Ea Sola đã bày ra trên sân khấu.  ' Trò lạ' trước hết, có lẽ, là những vũ công - những bà mẹ quê mùa, già cả, chân đất thứ thiệt, được đi Tây và múa hát trên sân khấu hiện đại.  Người ta xem các mẹ như xem những vật lạ . (....) Người nông dân Việt nam trong quá khứ, hiển nhiên là nghèo khổ (...) nhưng vẫn là động lực phát triển chủ yếu của xã hội.  Nếu, họ man rợ, dị dạng như 'Hạn hán và cơn mưa' mô tả, hẳn là, những kẻ ngoại bang đã đẩy họ về thời kỳ' đồ đá' từ lâu . "(...) Quả là một bức tranh quá khứ ảm đạm !  Và, người xem không thể không liên hệ với hiện đại như một sự ám chỉ.  Về mặt nghệ thuật, ' người yếu bóng vía'  dễ có cảm giác [về] ' Hạn hán cơn mưa' thuộc loại ' cao siêu', nên, sợ bóng sợ gió.  Thật ra, chẳng những sự hiểu biết của tác giả về lịch sử và con người Việt nam còn quá mỏng manh, mà, sự học hỏi, và, vận dụng về mặt thể hiện nghệ thuật cũng còn khá ấu trĩ . (...) Chèo nửa với pha một tí , nhưng đậm đặc hơn cả, như đã trình bày, lại là những biểu hiện thô thiển của một thứ chủ nghĩa tự nhiên, do Emile Zola , [văn sĩ] người Pháp làm chủ soái , đã cáo chung gần 200 năm qua !"

Thật tiêu biểu, phê phán truy chụp về mặt nào khác cho chán , rồi, ông Đức Kôn mới bàn tới' mặt nghệ thuật' !  Và, cả về mặt này, Hạn hán và cơn mưa với  "những biểu hiện
thô thiển  của một thứ chủ nghĩa tự nhiên " , phải chăng, lại là con ngựa thành Troie mà thực dân Pháp đưa trở lại vào Việt nam, trong lĩnh vực văn nghệ, nhằm phá hoại sự ổn định chính trị của ... chủ nghĩa hiện thực xã hợi chủ nghĩa ?  

Chung quy, ông Đức Kôn, như ông viết từ đầu, vẫn " hoàn toàn đồng tình với cảm nhận chung của  "một nhà nghiên cứu văn học cổ" nào đó, không được nêu tên: " Sao người ta lại có thể làm ngơ, chấp nhận sự bôi bác người việt một cách thô thiển như vậy ? " - và -  kết luận, " 'Hạn hán và cơn mưa" sẽ tiếp tục được trình diễn ở nhiều nước khác, thiên hạ sẽ hiểu người việt ra sao, có lẽ ngoài tầm tay của chúng ta .  Nhưng ở Việt nam, theo thiển nghĩ của tôi, càng đừng trình diễn sớm bao nhiêu, càng sớm chấm dứt được sự bôi bác và xúc phạm bấy nhiêu ."

Bản án đề nghị như thế lại chẳng ra làm sao.  tại sao " sẽ tiếp tục trình diễn ở nhiều nước khác " lại" ở ngoài tầm tay của chúng ta'? " Những bà mẹ gài quê mùa, gì cả" kia, ông Đức Kôn chỉ việc áp giải họ trả về những vùng quê Thái bình, Nam  định, Hà nam  là xong.  Còn trình diễn ở Việt nam, thì, ông dư biết: bà Ea Sola phải đi lui đi tới mãi mới kiếm ra tiền, để, mãi đến bây giờ mới làm được vỏn vẹn 4 buổi ở thành phố này và Hà nội, cho nên, chẳng phải đợi ông tuyên án, buổi trình diễn tối mai ở Hà nội sẽ là buổi chót.

Kịch múa Hạn hán và cơn mưa có bôi bác và xúc phạm Việt nam hay không, thì, chưa rõ, nhưng, cái thực tế hàng ngày của chế độ, thì hẳn là rõ  hơn.  Giả sử Hạn hán và cơn mưa' bức tranh  quá buồn' , thì, ông Đức Kôn đã phải lo ngại " người xem không thể liên hệ với hiện tại như một sự ám chỉ " ,và như thế là, chính ông Đức Kôn đã  không tin lầm cái hiện tại, như vẫn được Đảng và Nhà nước giới thiệu.  Dẫu sao, chỉ nguyên trong cùng một số báo Tuổi trẻ 5.6.1996 này, người ta có thể đọc thấy đủ thứ chuyện bôi bác. 

trang 1: Năm học mới 1996-1997: hơn 2 triệu học sinh vào lớp 1, thiếu 120 giáo viên và 15.000 phòng học, vẫn còn nhiều lớp ca ba.  Mỗi tháng, trên 200 người Đài loan xin lấy vợ Việt nam. Khiếu nại đòi bồi thường tràn dầu, bị xử tù : trong phiên xử lưu động vào sáng 4.9, toàn án nhân dân huyện Nhơn trạch, tỉnh Đồng nai, đã tuyên án phạt 3 người dân tới 18, 16, 16 tháng tù :"  Dược biết sau sự cố tràn dầu nêu trên, 'Tuổi trẻ' các ngày 11.5.1995- 8.7.1995 đã từng đặt vấn đề những bất thường trong việc xem xét bồi thường thiệt hại, do tràn dầu ở Nhơn trạch- Đồng nai, như Ủy ban nhân dân huyện giữ lại hầu hết khoản chi bồi dưỡng thiệt hại kinh tế dân sự mà  ban chỉ đạo xử lý tai nạn tràn dầu, để bình xét lại thiệt hại, kêu gọi viết đơn tố cáo, tố giác lẫn nhau ,và căn cứ vào đơn nặc danh, để loại đối tượng có trong sách bồi thường. Ngoài ra, huyện cũng đã cách chức, buộc thôi việc một số cán bộ, bắt giam 3 người dân khác ở xã Phú hương, trong năm 1995. "

trang 2 - Lâm đồng : bắt bia khoả thân - mà Lâm đồng nếu là tại Đà lạt, thì chẳng nói làm gì- nhưng lại là ở cả " khu phố 2, thị trấn Liên nghĩa, huyện Đức trọng" ( đội kiểm tra 'bắt quả tang 2 tiếp viên nữ đang khoả thân cho khách thưởng thức '.)  Ngay dưới tin ấy là chuyện thường ngày : " Trở  về với nhân dân. cả nước thiếu hàng vạn phòng học- thêm nạn bão lụt . Làm sao  toàn dân đưa trẻ tới trường đây ? ", "(... ) Ở Thanh hóa, ngành giáo dục tỉnh này đã đề ra chủ trương" Giáo dục trở về với nhân dân.  Nhân dân phải góp công, góp  của dựng lại lớp ...".

Trở về với nhân dân ?" Thế lâu nay,  giáo dục đi đâu ?

Trang 4:  Danh mục các doanh nghiệp không được đình công. ( ban hành kèm theo nghị định số 51/ CP ngày 29.8.1996).  Nhân dân lao động chưa mấy khi đình công và chỉ đình công lai rai ở các xí nghiệp liên doanh với Đài loan - [còn]  Hàn quốc thì đã được rào kỹ.

Những người ' yếu bóng vía' lên tiếng

Tuổi trẻ chủ nhật ... phản đòn " xung quanh Hạn hán và cơn mưa".  Giới quen biết báo Tuổi trẻ đã được biết khá sớm là người phụ trách trang Văn hóa nghệ thuật / Tuổi trẻ trong tuần muốn lập thành tích sao đó , đã cố qua mặt cả tổng biên tập, đưa bài Búc tranh quá buồn lên báo [ trước khi đưa tổng biên tập ký duyệt].  Một vụ xung phong đột kích của hồng vệ binh.  Bài" Xung quanh Hạn hán và cơn mưa" đăng ý kiến của giáo sư Trần văn Khê, nhà văn Nguyễn Khải, nhạc sĩ Trịnh công Sơn, diễn viên Thành Lộc, nhà báo Lưu vĩ Lân ( Saigon Times daily) . Rõ ràng là họ trực tiếp trả lời ông Đức Kôn .

giáo sư Trần văn Khê , " Với tư cách là một người Việt nam , tôi không hề cảm thấy có gì xấu hổ cho người Việt nam... mà thậm chí,. ngược lại, còn vui mừng, khi nhìn thấy sự cảm động và kính trọng hiện lên trên nét mặt của khán giả, bao gồm cả các nhà phê bình nghệ thuật chuyên nghiệp nước ngoài, sau khi xem vở diễn.  Riêng phần âm nhạc và lời thơ, thì đã làm bàng hoàng nhiều nhà bình luận, vì, họ không ngờ rằng Ea Sola có thể đem vào đó được cái cách tân mới lạ trên nền nhạc chèo cổ của người việt ."

văn sĩ Nguyễn Khải :  " Mình lại nhận ra gương mặt của chính mình đẹp một cách trầm lặng, một cách cao cả - cũng là một tính cách của dân tộc mình.  Tọi cảm ơn Ea Sola đã vượt qua bao nhiêu khó khăn trong mấy năm, đi đi, về về, để tạo ra một cơ hội cho các bà mẹ chân quê Việt nam tự bộc lộ được mình một cách chân thực, giản dị [làm] cảm động trên toàn thế giới ."

nhạc sĩ Trịnh công Sơn : " Dân tộc mình biết lãng quên để đi tìm hạnh phúc, chứ không muốn ôm lấy quá khứ để hành hạ nhau.  Đối với tôi, đây là bản án tố  cáo chiến tranh và lồng vào đó là khát vọng được sống, được hạnh phúc như mọi dân tộc khác.  (...) Khi anh đến với nghệ thuật bằng trái tim, thì, lúc nào anh cũng hiểu được.  Nghệ thuật vốn hốn nhiên, nếu, mình không nhiên khi tiếp nhận, là mình đã giết nó ngay từ đầu, lòng mình có vết mà tưởng người ta có vết ..."

diễn viên Thành Lộc : " Tôi đã xem "Hạn hán và cơn mưa" 2 lần rồi, lúc đi diễn kịch ở Pháp, và, lần này tại Nhà hát thành phố, vẫn chỉ một ấn tượng duy nhất: sự xúc động. Khi các bà cụ giơ tấm ảnh người thân đã mất, ánh mắt bất động, lặng lẽ đối diện khán giả, tôi khóc. Khóc, vì những mất mát oằn lên vai người phụ nữ, nhưng, trái tim vẫn bao dung.   Bỗng dưng đâm ra tôi thương mẹ tôi hơn .(...) Đặc biệt đối với tôi, đây còn là một khám phá.   Từng đứng trên sân khấu nhiều năm rồi, vậy mà, tôi phải nghĩ ngợi nhiều về  tư cách "diễn viên chuyên nghiệp "của mình , tại sao ư ?  Có lẽ, không chỉ khám phá sự tinh tế của động tác, trên hết, là ngọn lửa sáng tạo kỳ lạ trong vở này.  Nó làm tôi nôn nao .  Đừng ai đó làm ra vẻ chứng tỏ " sự hiểu biết" , tạo sự chú ý nào đó, để, phỉ báng khát vọng sáng tạo của người khác.  Buồn lắm, thực chất- theo tôi - nghĩ đó là thái độ dị ứng với cái mới xuất hiện trong " Hạn hán và cơn mưa". 

nhà báo Lưu vĩ Lân : ".. Và cứ thế, những ám ảnh tiếp những ám ảnh không phải là riêng tư.  Nó có thể giống nhau.  Có thể được di chuyển, để rồi sau rốt, hình thành một thuộc tính của cộng đồng. Phải chăng điều đó giúp tạo nên bản năng của  một dân tộc ?  Tôi là một khán giả bình thường, chưa được học bất cứ cái gì về bình luận nghệ thuật, lại nữa, là về múa.  Nhưng, tôi sẽ thất vọng lắm, nếu như, đến xem đoàn múa đương đại Ea Sola, mà, gặp một vở múa ô, múa quạt, múa sạp, với xiêm y lộng lẫy.  Tôi thích động tác chi tiết mà Ea Sola sáng tạo hơn, một phần, vì tôi thuộc 'típ'  người, tin rằng người việt ta, về cá tính, về tinh thần, không có truyền thống múa may ( thường được xem là quá cợt nhả),. một phần nó thể hiện rõ hơn ý tưởng : trong 1 cơn hạn hán, người ta phải hạn chế từng chút sinh lực.  Sự sáng tạo trong ' Hạn hán và cơn mưa", chính là :  Ea Sola  đã tạo ra một vở máu đậm tính hội họa và điêu khắc ( bằng động tác, a1nhs áng, âm thanh ) . Và có lẽ, chị cũng chỉ sáng tạo lại cái mà Mircea Eliade gọi là " nhịp điệu vũ trụ" (...).   Sự lập dị lập lại vĩnh viễn những điệu bộ kiểu mẫu, chính là sự trở về thời huyền thoại nguyên thủy ... thiêng liêng.  Nó hoàn toàn không mang ý nghĩa bi quan về cuộc đời, mà ngược lại, chính nhờ sự vĩnh cửu của nguồn cội thiêng liêng, mà, cuộc đời này thóat khỏi hư vô và tử tận ... "

Ngô thị kim Cúc viết : "  Chỉ khi những vũ công lão nông đầu tiên bước ra cúi chào khán giả, người ta mới bùng tỉnh, ra khỏi không gian ảo mờ , mà,  họ được đặt vào.  Tiếng vỗ tay như một cơn bão, và, từ đó kéo dài đến lúc không thể kéo dài hơn được nữa. (...) Vậy là" Hạn hán và cơn mưa" đa nhận được câu trả lời, từ khán giả.  Tôi thật mừng khi thấy Ea Sola đã thành công như vậy ở Việt nam, và, rất bất ngờ, trước sự im lặng tuyệt đối của khán giả, với những tràng pháo tay nồng nhiệt cuối cùng.  Vì,  " khán giả khi xem, những gì không hiểu, thường ra làm ồn, hoặc bỏ về .."! ( Trần văn Khê)

 báo Sài gòn tiếp thị ngày 7.9 -  Kim Hạnh, nguyện tổng biên tập báo Tuổi trẻ, cũng có' tiếp thị' " Hạn hán và cơn mưa" đến 2 lần. Trên" Tiếp thị văn hóa"(!) là vở diễn độc đáo, "  Nghe nhiều  trước khi được xem tận mắt, " hạn hán và cơn mưa"  quả là hấp dẫn, sâu sắc và đầy ấn tượng đối với giới làm nghệ thuật ở tp. HCM ". Và, trên trang" Chuyển động thị trường" (!!):" Vở' hạn hán và cơn mưa'  được đón nhận nồng nhiệt ở Hà nội."

Riêng  báo Sài gòn giải phóng 8.9.1996, đăng bài " Hạn hán và cơn mưa", khen có, chê có- và xem ra - muốn chê nhiều hơn khen, nhưng, lời lẽ phải chăng, không chụp mũ,
 " Xem 'Hạn hán và cơn mưa" , chúng ta không phủ nhận tình cảm của tác giả đối với đất nước, con người Việt nam , cũng như những cố gắng để thể hiện tình cảm này, qua mỗi tác phẩm sân khấu.  "  Nhưng ... " - bài của Hà Thu trên Sài gòn giải phóng lại kết thúc, bằng một nhận xét thật độc  đáo, không kém ngộ nghĩnh, " Và, thêm một điều băn khoăn " Hạn hán và cơn mưa"  dường như diễn ở Việt nam không đúng lúc, nhất là diễn vào dịp lễ dân tộc , ngày 2.9. ' 

và , tất nhiên là không có giọng điệu hỗn xược kiểu Đức Kôn - coi những bà cụ nông dân Thái bình, chỉ là một đám con nít nhẹ dạ, ham vui, bị phù thủy Ea Sola dụ, khi đưa đi Tây, đi Mỹ làm " trò lạ, trò khỉ " ( tất cả vặn vẹo hình hài, đưa tay khoằm ngón lên bầu trời, rồi, nhe răng cười, như kiểu người tiền sử) cho người ta xem  " như xem các vật lạ ".  


                                                            ***

Tất cả những chuyện xung quanh " Hạn h\án và cơn mưa", chỉ trong mấy ngày  vừa qua, ở Sài gòn, rốt cuộc trở thành một tín hiệu đáng mừng: không dễ gì còn có một vụ Nhân văn  giai phẩm nữa.  Vệ binh đỏ vẫn không thiếu trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, và vẫn  tìm việc làm.  Nhưng nay, thời thế đã khác.  Càn quét như Trần mạnh Hảo, đột kích như Đức Kôn, thì, chỉ làm trò lạ - và - thiên hạ chỉ xem chính họ như những vật lạ, là cùng. 

Bà cụ diễn viên Nguyễn thị Vin, 76 tuổi, đã có câu trả lời tổng kết, "  Những người có học thì sẽ hiểu được câu chuyện này,  Ở Pháp,  Hà lan, Thụy điển, Mỹ, người ta rất im lặng.  Sau đó, là vỗ tay..."  Bà cụ có thể không có " hậu học văn " , nhưng, chắc có" tiên học lễ" - và xét cho cùng - có thể vô sản mà không vô học.  Còn vệ binh đỏ, thì, nước nào cũng vậy :  cứ phải vừa chuyên chính vô sản vừa chuyên chính vô học mới là trọn đạo(... - xin lỗi tác giả :  tạm lược  phương danh 2 lãnh tụ . -B T]  []

                                                                          [TIN NHÀ, SỐ 25, MÙA THU - OCT.1996, TR. 22 - 24)

  nguyễn ngọc lan 
     ( 1930- 2007)

  (Sđd: - tr. 146 - 252)

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

tưởng nhớ nhạc sĩ thanh bình-nguyễn ngọc Minh qua đời trong khốn khó, bơ vơ ở saigon ( 1932- 5/ 2014) / bài viết : đinh bạch dân



                        tưởng nhớ văn sĩ-nhạc sĩ Thanh Bình 
               qua đời trong khốn khó , bơ vơ, ở saigon 
                                                   bài viết: đinh bạch dân

Saigon, 3g.sáng  24/5/2014

 Ngồi vào bàn phím, xem qua tin hình thời sự thế giới, trong nước. Rất xúc động qua tin một nữ phất tử Tuyết Mai ( thuộc giáo hội Phật giáo VNCH )  với 5 lít xăng tự thiêu trước dinh Thống Nhất, phản đối Trung quốc xâm lăng chủ quyền hải đảo Việt nam.  Liên tưởng ngay đến một phật tử Morisson ở Mỹ, cách đây mấy chục năm ,  lấy thân mình làm đuốc phản đối chiến tranh Mỹ đưa quân vào Việt nam .

 tiếp theo,  tin nhạc sĩ Thanh Bình qua đời,  nhìn chân dung ảnh không thể nhận ra bạn văn cũ Thanh Bình-Nguyễn ngọc Minh , mà, báo chí bây giờ chỉ biết anh ta là tác giả  các ca khúc Tình lỡ, Những nẻo đường Việt nam  ... của Saigon trước 1975.

"... Ca sĩ Ánh Tuyết cũng cho biết gia cảnh nhạc sĩ Thanh Bình rất nghèo khó, lại không có con cái bên cạnh,  nên, đã quyên góp được khoảng 10 triệu đồng của khán giả, giúp đỡ gia đình lo hậu sự. Hơn 40 năm sống trong cảnh gà sống nuôi con ..., nhạc sĩ Thanh Bình lâm vào cảnh bơ vơ - khi  người con gái duy nhất vướng vào vòng lao lý. Tuổi già lại mắc bệnh tim + cao huyết áp, ông được người cháu gái đưa về ở chung, từ nhiều năm nay.    Đầu năm [2014], ca sĩ Ánh Tuyết đứng ra tổ chức một đêm nhạc sĩ (  không lấy thù lao)  nhằm giúp đỡ nhạc sĩ Thanh Bình.   Mới đây,  khi về nước, ca sĩ Khánh Ly tới thăm tác giả [ ca khúc] " Tình lỡ."

 "Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật Nguyễn ngọc Minh, sinh 1932 tại Bắc Ninh [Bắc bộ], ông nổi tiếng với những ca khúc, như "Những nẻo đường Việt Nam ", "Lá thư về làng ", "Tiếc một người"," Một kỷ niệm ", "Chiều về trên sông ", " Mai chị về em gửi gì không ?"
[ phổ thơ thi sĩ Quang Dũng], và, đặc biệt là "Tình lỡ ", ca khúc ghi dấu ấn sâu đậm và từng được nhiều ca sĩ thể hiện ."    THIÊN HƯƠNG - báo Thanh niên phát  hành tại tp.HCM.

   Chẳng có mấy ai biết tác giả ca khúc Tình lỡ, nhạc sĩ Thanh Bình- Nguyễn ngọc Minh còn là văn sĩ , tác giả  2 cuốn tiểu thuyết Gió dập mưa vùi ( Hà nội, 1953), Mình còn trẻ lắm ( Tia sáng xuất bản,  Hà nội 1953).  Bản thân tôi đọc tin về nhạc sĩ Thanh Bình, ngờ ngợ không biết có phải là tác giả  Gió dập mưa vùi + Mình con trẻ lắm, xuất bản ở Hà nội trước 1954 ?

 Bởi, rất nhiều văn nghệ sĩ lấy trùng tên nhau , trước 75 ở Sài gòn, là ca sĩ vũ sư Ánh  Tuyết, đã có một thời lừng danh ở Saigon ( mẹ ca sĩ hải ngoại Nguyễn Hưng bây giờ.)  Tới khi  báo  Thanh niên,tiết lộ Thanh Bình có  tên thật Nguyễn ngọc Minh, tác gỉa Những nẻo đường việt nam.., thì tôi  mới tin chính là chàng  .   Sau 1975 , một ít tháng, tôi có gặp một đôi lần, chàng tiết lộ sẽ ra nước ngoài , quen một  nữ nhân, người Mỹ, bảo  lãnh.  Từ đó, tôi không biết tin tức về chàng nữa -  và nghĩ thầm , thế ra tiếng anh của  chàng có tác dụng tốt .-  sau biến cố 1975 ờ miền Nam . 

Nhớ lại, khoảng thời gian 1954- 55,  ở Sài gòn,  nhạc  sĩ Y Vân  mới  khởi đấu sự nghiệp ca nhạc, thì ,Thanh Bình vẫn chỉ là một tiểu thuyết gia, nay, anh ta viết báo kiếm sống . Bỗng một hôm, Y Vân kể, " thằng  hanh Bình mới đưa tao xem một ca khúc nó mới viết,  hay thì chưa biết, nhưng  "Những nẻo đường Việt nam "rất lạ, ấy là về  lời, có câu ," những nẻo đường Việt nam,  từ  Nam quan thẳng tới Cà mau '- nó là văn sĩ , lời rất mướt. tao chỉ buồn cười, ở nốt nhạc  "thẵng " tới Cà Mau , nghe lạ tai. Cũng hay !"

 Dạo ấy, tôi thuê căn gác ở xóm chùa Tân định, ngày ngày Y Vân, và vợ chồng ca sĩ Tuấn Linh lui tới .(  Tuấn Linh là bạn Y  Vân - sau , Y Vân gợi ý,  căn nhà nhõ, gác rộng thế này, liệu có thể cho vợ chồng "nó " đến ở nhờ không? ). Tôi  bằng lòng, vì có người  chung  góp tiền nhà , thuê 150 đồng/ tháng, và,  vợ Tuấn Linh nấu cơm ăn, tôi có thể ăn nhở, hoặc, góp gạo nấu chung, cũng đỡ phải " ăn xôi trừ cơm để miệt mài viết bộ sách "Lược sử văn nghệ Việt nam ").   Và từ đó, Thanh Bình hay lui tới nhà tôi ,để nhờ 'cố vấn  âm nhạc Y Vân xem giúp ca khúc  mới sáng tác. Thanh Bình không tốt nghiệp trường nhạc , không biết đã thụ giáo nhạc sĩ nào , hệt trường hợp văn -thi -sĩ Nguyễn đình Thi ngoài Bắc - không biết nhạc lý mà sáng tác ca khúc hay. 

 Riêng,  Y Vân khi ấy,  thì  lại thúc tôi, " mày đưa giùm tao mấy ca khúc của tao đến nhà số 6 Bà huyện Thanh quan , ban Thăng Long, nhờ  ca sĩ Thái Thanh hát,  thì chẳng mấy hồi  tao nổi tiếng?" .( sau này, bài Mẹ tôi, Đò nghèo nổi như cồn).   Còn Thanh Bình , lúc  này ,  rất  chăm chú  tới cách ăn mặc, quần áo luôn' bỏ thùng'  sơ -mi trắng, tóc bồng bềnh chải mướt, chát đầy brillantine  trên mái tóc, tựa hồ nhà báo tập sự Duyên Anh, mới từ Ban mê thuột về Sài gòn lập nghiệp.  Thanh Bình có nụ  cười rất duyên, tán tỉnh người nữ rất bắt mồi.  Và, đôi khi cũng biết bốc phét , "... tiếng anh, thì mày biết đấy, khi làm ỡ bộ Thông tin  , tao đâu có phải  bút đàm với cố vấn Mỷ' như thằng  Tú? "  
(  Nguyễn ngọc Tú,  khi ấy là công cán ủy viên tổng trưởng thông tin Pham xuân Thài, sau này lấy bút hiệu Ngọc thứ Lang, dịch giả  nổi danh chuyển ngữ The Godfather). À, mày biết đấy ,em Ng.  công chức , nhà riêng ở cuối đường Phan đình Phùng ( nay Nguyễn đình Chiểu) mết tao, cứ  mời  đến nhà nàng , tao tới, gặp ngay mặt thằng " bố láo H.N  "( ký gỉa Vương Tân)  có mặt ở đó, tán gái mà nói lắp la lắp bắp  như nó , thì  ăn cái giải gì, làm sao đấu lại với tao ? " (  tin đồn, cô N.  sinh đưa con trai - Thanh Bình và ký giả Vương Tân   giành phần  nhận ai mới là bố,  Thanh Bình  khua mép,  "  tao  mới chính là bố đứa trẻ kháu khỉnh ấy đấy, chúng mày có biết vậy không hả !". 

Sau này, gặp lại  ký giả Vương Tân, chúng tôi thường đùa, " mày có phải  là bố đừa con  của cô Ng., nếu đúng vậy , thì mày thấy nó có cái gì giống mày? Còn thằng  Thanh Bình bảo, " bé đẹp trai giống bố Bình,  sau này nó ăn nói lắp bắp thì nhất định giống bố  Vương Tân". 

 Sau ngày tôi rời bỏ xóm chùa  Tân định( khoảng cuối 1956) vợ chồng Tuấn  Linh rã đám, tôi ít khi gặp lại Y Vân , Thanh Bình, và , chỉ  còn gặp  nhà báo  Vương Tân- Hồ Nam nhiều lần, vì  anh ta  thường xuyên có mặt  ngồi đồng nghe thầy Quỳnh thuyết giảng về  văn chương viễn kiến . Một lần tôi đến, bắt gặp anh ta đang  phét lác,  lắp bắp  " biết cả cái không biết "   ở  Đàm trường viễn kiến Nguyễn đức Quỳnh.

 Và  hôm này 24- 5-2014, tôi mới biết  đích xác,   văn sĩ-nhạc sĩ Thanh Bình -Nguyễn ngọc Minh, sinh 1932 ở Bắc Ninh ( Bắc bộ )  vẫn sống lây lất ở  Sài gòn bao năm , nay, chết trong nghèo túng, ở một căn nhà thuê ở Gò vấp , mà, đứa cháu gái thương xót, đưa về nuôi từ mấy năm nay.  Nữ ca sĩ Ánh Tuyết, một ca sĩ tài danh , hát hay, thương bạn như thương thân,  đi hát từ Vũng tàu về, vội đến thăm ngay nhạc sĩ Thanh Bình, thấy tình cảnh ngặt nghèo,  lót tay 500.000 đồng trao tay tác giả Tình lỡ - tôi thấy chàng nhạc sĩ cầm tiền,  rất thân thiện( qua ảnh đăng báo) - chứ không như xưa, thời ở tuổi 30, rất nghênh ngang, " tao vay tiền chỉ là nhất thời , sẽ trả ngay  + tiền lời , đừng lo mất 
nhé !". 

Tôi không thể ngở  số phận thẳng bạn cùng tuổi Thân, hay " mượn oai hùm rung cây nhát khỉ ",  lại có số phận hẩm hiu như thế, chứ không như tử vi  mách bảo, đa số nam nhân cầm tinh con khỉ   đều  thông minh, tháo vát, tài năng - nhưng , đời sống khốn đốn về vật chất, kể cả vướng mắc vào đường tình ái đào hoa, thời trẻ ; nhưng khi về già,  thường ra  hậu vấn tốt, an nhàn.   Nhưng  " Thanh Bình ơi, sao  riêng mảy hẩm hiu, qua đời trong khốn khó, bơ vơ  thế !  Cầu cho linh hồn mày chóng siêu thoát !"

và, dưới đây là một tiểu sử sơ lược , viết rất sớm về tiểu thuyết gia Thanh Bình- Nguyễn ngọc Minh .

3.THANH BÌNH .
 "Tên thật Nguyễn ngọc Minh. Sinh 1931 ở Bắc việt. Tác phẩm xuất bản :  Gió dập mưa vùi ( Hà nội 1953), Mình còn trẻ lắm ( Tia sáng, Hà nội 1953). Sau 1954, ở Sài gòn, ông còn là tác gia những ca khúc Những nẻo đường Việt nam ( đã in), Tiếng hát bên ni, Cung đàn tự do,  Gặp gỡ duyên nhau.. Nội dung truyện của Thanh Bình, cùng trong loại tiểu thuyết tâm tình xã hội, văn chương vô hại, mục đích giải trí cho độc giả trung lưu thành thị."   ( Nhà văn hậu chiến 1950-1956 / Thế Phong, Đại năm văn hiến xb,  Sài gòn 1959).

đinh bạch dân
SAIGON, MAY 24, 2014.



Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

lưu dân thi thoại : thơ thơ ( austin. texas ) / bài viết : diên nghị + song nhị .

lưu dân thi thoại - diên nghị + song nhị
cội nguồn xuất bản, usa 2003.


                                                   thơ thơ ( austin, texas )
                                                    bài viết : diên nghị + song nhị 


Khi đất nước lật trang sử mới, Sài gòn đổi chủ, thì  người con gái có bút hiệu Thơ Thơ, tên thật Trần thị Cẩm Tú là cô bé lên 5.  Xuất thân từ một gia đình quân, cán, chính chưa biết gì về nỗi buồn nước non, thế sự, bể dâu kia - 18  năm sau  đã tốt nghiệp trường Quốc gia âm nhạc Sài gòn. Sau, cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cô đã mau mắn trở thành một chuyên viên trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, hiện cô đang  làm việc tại Sở giáo dục tiểu bang Texas. ( Examiner- Inspector)

Ngoài công việc chuyên môn , Thơ Thơ đã dành trọn thời gian còn lại cho sinh hoạt thơ văn, với tất cả nỗi đam mê nhiệt thành của một tâm hồn nhạy cảm. Những ai đã từng theo dõi tạp chí văn học mạng Suối nguồn, hẳn không thể quên bút hiệu Thơ Thơ, với những bài thơ mang nội dung thật hồn nhiên, nhưng đem lại cho người thưởng ngoạn một cảm xúc lâng lâng, man mác.  Cô chủ nhiệm tạp chí mạng văn thơ Suối nguồn trên Internet phát hành vào mỗi thứ 2 đầu tháng -
( www. SuoiNguon.net) - đây là tờ báo mạng duy nhất chuyển ngữ cho người khiếm thị " đọc".  Ngoài ra, Thơ Thơ + họa sĩ Mai Phương chủ trương nhà xuất bản Suối nguồn, ấn hành tác phẩm của các tác giả trẻ ở hải ngoại : Đồng cảm ( hai thế hệ) -- Dáng Việt -- Có những khoảng trởi -- Khúc tương giao cung ngư -- Sỏi đa muôn mầu  ( 14 tác giả trẻ lờn lên  tại hải ngoại ) -- Rằng ta đang yêu -- Một thoáng kỷ niệm .

Thơ Thơ làm thơ , tựa hồ người viết tự sự, kể chuyện tâm tình, thầm thì cùng người yêu :

                   Anh nhé 
                   thêm một tuổi đời
                   chẳng vàng lá buồn tênh
                   tìm yêu tràn say đắm 
                   bên em ắp diệu huyền 

khi trở về trầm tư về ý nghĩ cuối đời, trước sự xung đột giữa 2 mặt: thiện ác, trắng đen, trước sau, sáng tối :

                 Ừ thôi 
                 em phải về đời
                 theo từng tíc tắc
                 ngày tôi cũng chiều

Về đời, để ,thấy những mâu thuẫn nội tại của kiếp nhân sinh - mà cuối cùng - con người đành thúc thủ với chính bản ngã vô minh :

                Đêm
                bất động 
                người ta bắt đầu khát 
                khát một mầm độc 
                khát một đường hầm 
                khát một khoảng không
                khát một câu kinh xâu chuỗi
                Thế giới không hơi thơ  loài người
                buông ...
                trôi ...

có khi Thơ Thơ vẽ lại chân dung mình bằng cảm giác ủa một lần thêm tuổi, niềm vui, tương đối mới lạ :

               Đàn bà ba mươi tuổi
               sinh nhật 
               vui thật vui
               soi gương  
               cười một mình 
               Rất điệu 

tháng Tư ... [ 30 tháng 4- 75] sau 1/4 thế kỷ vẫn còn nhức nhối trong tâm can hàng triệu ngườ việt .... Và, cô bé lên 5  ngày tháng đó, giờ đây, một lưu nhân nghĩ về thàng Tư, vối nỗi buồn ray rứt, tưởng nhớ xa xôi :

              Chim gọi nhau về trong im vắng 
              Tháng Tư sang giậu biếc hoa vàng 
              Xuân lấn cấn vì Đông và Hạ
              Viễn xứ buồn chiu chắt riêng mang

với tuổi trẻ + tâm hồn nắng động, xông xáo trong môi trường xã hội, tựa cánh chim bay lượn giữa bầu trời bát ngát, nhưng " người đàn bà 30 "  ấy không chỉ soi gương làm điệu, mà,  còn hẹn một ngày về, mà, chưa biết bao giờ về tới:

              Nghe câu vọng cổ xuống xề
              Mà thương dân tộc não nề ngàn năm

               Trên xứ người trăng rằm cũng khuyết
               Mộng mơ xưa biền biệt chân trời
               Mỗi ngày nhìn mỗi ngày rơi
               Lặp câu hứa cũ: Ừ thôi Em về !

Trong số đông giới trẻ làm thơ ở trong và ngoài nước, đều có khuynh hướng sáng tác thể loại thơ  không vần : thơ tự do.  Ngôn ngữ thơ có những hình tượng lạ lẫm hơn, có khi sâu kín đến khó hiểu - Thơ Thơ cũng làm thơ không vần, thơ tự do , nhưng tránh được cái dáng dấp của một thời thượng - thích phô trương chữ nghĩa - như ở một số người khác.  Khuynh hướng thơ Thơ Thơ biểu hiện  rõ đặc tính: giải toả ẩn khúc nội tâm, nhưng lạc quan, hướng thượng. Thơ Thơ là nhà thơ trẻ, một người đang có nhiều đóng góp tích cực , góp vào sự bảo tồn phát triển văn học việt tại hải ngoại. []

trích thơ Thơ Thơ-
2/ 7 bài.  


                            SINH NHẬT BA MƯƠI

      Đàn bà ba mươi tuổi 
    sinh nhật
    hãy kể riêng cho mình ta nghe
    chắc chắn rồi
    sẽ có hoa, bánh, nến
        Trước bánh tròn
        Đàn bà trang nghiêm cầu nguyện
        Đàn bà mong mỏi
        chúm chím thổi rất điệu
        thổi bay 
        bay nhé muộn phiền
    Đàn bà hôm nay ba mươi tuổi 
    đời sẽ đáng nhớ hơn quên 
    nắng sẽ vàng và đường đi sẽ đổi
   sẽ chẳng còn mưa con gái
       Đàn bà ba mươi tuổi 
       sinh nhật 
       vui thật vui
       soi gương
       cười một mình
       Rất điệu 


         THÁNG TƯ

   Ở nơi đây buồn hiu hắt
   Phố trầm mình buông kiếp sa hoa
   Vươn mình đứng hỏi thăm trời đất 
   Cao ốc buồn chưa ngủ đêm qua
       Mỗi ngầy ngật cùng năm tháng lại            Phương trời nào còn ánh mắt nai 
       Bóng âm nào chìm hồn yên nghỉ 
       Để tình người lệ ngấn mi cay
   Tháng Tư đó trả về im lặng
   Cỏ xanh màu nhung mịn lụa là
   Chú sóc nhỏ chuyền cây nghe ngóng
   Nhặt thông sầu trái héo vừa sa
      Ta chia tay dường như vội vã
      Bút mực nào vẫn tím màu hoa
      Vần thơ cũ hương bay buồn lạ 
      Quyện sầu hồn ngấm tận thịt da
   Ta vẫn thế yêu mưa đầu hạ 
   Ngại ngắt mùi đất lạ vừa trao 
   Bâng khuâng quá hàng cây xanh lá 
   Mắt xa xăm nỗi nhớ phương nào 
      Kỷ niệm về. Tình xưa thoáng hiện
      Tàu lạc loài vẫy biệt sân ga 
      Loay hoay mãi xuôi đời tất bật  
      Tháng Tư buồn ray rứt trong ta .

      thơ THƠ THƠ 

        ( Sđd : trang 45- 550 )
                                                   

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : nguyễn văn cổn - 34

nhà văn hậu chiến 1950- 1956
thế phong - saigon 1959, 1973. 

                                                   nhà văn hậu chiền 1950- 1956:
                                                   nguyễn văn cổn (1911- 1992)
                                                    bài viết : thế phong


Tiểu sử:

Nguyễn văn Cổn sinh năm 1911, làm thơ từ thời tiền chiến. Quê hương ở miền Nam (?), tác giả tập thơ "Nước tôi"( 1946).  Du học ở Pháp, sống ở Paris, ,soạn "Thi văn Việt nam " ( Minh tân, paris xuất bản) -- "Hồn sông núi"( thơ, Paris, 1950.)

Khuynh hướng :

Diễn đạt theo thề thơ mới, chịu ảnh hưởng Baudelaire, Lamartine, Musset... ca tụng hình ảnh đẹp quê hương, dựa trên lập trường dân tộc chống xâm lăng, khi Pháp đem quân sang Việt nam xâm lăng vào năm 1946.  Tập thơ đầu không mấy đặc sắc, hình ảnh thiên nhiên nghèo nàn,  tâm từ trống rỗng, lời sáo, chưa có bản sắc riêng.  

Tập thứ 2 chưa đi vào thực tiễn cách mệnh, nhưng, thơ là tiếng nói của một người yêu quê hương thực sự.   Ở hải ngoại, nhà thơ vẫn có ý thức  đối với  tổ quốc lâm nguy. Về sách sưu khảo,  tập sách " Thi văn Việt nam ", phân tích khá kỹ lưỡng, tải liệu súc tích, nhưng không vượt  ngoài khuôn khổ sách giáo khoa - và soạn giả cũng có mục đích như vậy.  Bàn về  bản sắc thơ Nguyễn văn Cổn,  chúng tôi dựa vào tập thơ đầu tay" Hồn sông núi".  Gồm  30 bài, hoài cảm  quê hương, đề tài này gần như  là chính.  Ông có ý định đem thơ để nói lên sự bất công trong xã hội, như bài " Đứa bé mồ côi" chẳng hạn, tuy nhiên chưa lên án sâu sắc tiềm ẩn àm chỉ thương hại vu vơ, lại có tính cách ve vãn.  Thơ ông chính là thơ của kẻ nhớ  quê hương, tình yêu dân tộc chưa mấy chân tha thiết  Vậy thì, những bài "Nhớ quê hương ",  "Nàng ở lại  "của Nguyễn văn Cổn đầy hình tượng thơ yêu đất nước thật ấm áp như hơi nóng tỏa ấm ,trong không khí giá lạnh ngoài kia  của Paris.  Bài "Nàng ở lại ",  tả một sinh viên việt trên đất Pháp, yêu người con gái Pháp, sau, đành giã từ , để trở về quê nhà, đầu quân chống quân viễn chính Pháp, bỏ lại người yêu, nàng phát điên  - và chàng  thì bỏ mạng trên trận địa ở Sài gòn.   "Nàng ở lại "l à bài thơ rất chân thành, cảm động sâu sắc, tuy cách sử dụng từ ngữ, tiết tấu, âm điệu chưa mượt mà, có thể thuyết phục sức hút của người đọc.

Bàn về nhà thơ hải ngoại,  thật quá ít ỏi.   Thi sĩ Nguyễn văn Cổn,  nữ văn sĩ Linh Bảo.. chỉ đến được  chưa hết, trên  5 đầu ngón tay. Riêng Linh Bảo sâu sắc trong văn xuôi, thì, Nguyễn văn Cổn tàm  tạm  trong thi ca, dầu gì ,vẫn phải thừa nhận tác già là nhà thơ tâm huyết, đầy lòng yêu quê hương, dân tộc việt. 

                                                     1. NHỚ QUÊ HƯƠNG

                                         Hồn ta lê dưới bầu trời mờ thấp 
                                         Chiếc lá vàng run rẩy trong sương 
                                         Bên kia trời ấp áp vốn quê hương 
                                         Dưới nắng dịu nở muôn tình thương nhớ .

                                         Nay đất khách ta sống đời bỡ ngỡ
                                         Giữa rừng người rộn rã vẫn cô đơn 
                                         Chiều thê lương quán trọ lạnh và buồn 
                                         Vắng hơi ấm để sưởi hồn thổn thức 
                                         Đâu binh minh và hoàng hôn cỏ gấc
                                         Đâu nụ cười tươi thắm của người yêu
                                         Đâu hài nhi lên tiếng nhẹ nhàng kêu 
                                         Đâu nét mặt kính yêu người từ mẫu 
                                         Đâu là bạn mấy năm trời tranh đấu 
                                         Để ngày mai tươi sáng đẹp như hoa 
                                         Nhạc chiều đương trỗi dậy giữa rừng xa 
                                         Cùng gió lốc tựa ngọn cờ oanh liệt 
                                         Nay xa quá hỡi tình thương đất Việt ? 
                                         Trong lòng ta như chết cả niềm vui 
                                         Trong cười say ca hát lệ thầm rơi 
                                         Hình dĩ vãng vẫn chưa mờ trong da
                                         Bên vườn mang những khóm trầu trơ lá 
                                         Xanh và non như ruộng mạ được mùa 
                                         Dừa và cau cạnh nước mạnh như xưa 
                                         Xoài đến  lứa biết thân mình xem rẻ
                                         Mấu chậu cảnh trên góc vườn vắng vẻ 
                                         Khải hoàn môn vạn thọ đợi từ lâu
                                         Bông trà mi cười cúc nở ấu sầu
                                         Bên bông giấy đỏ như lòng câu đối
                                         Những vườn mía lưa thưa và cháy rụi 
                                         Bên bờ kinh ai đứng gọi đò qua 
                                         Ta thấy ta ngày đó vẫn chưa xa
                                         Giữa đời sống hiền từ đầy thi tứ 
                                         Bước đường xa ai về xin nhắn nhủ 
                                         Rượu giang hồ vắng bạn khó mua say 
                                         Bên trời Tây ta vẫn sống lạnh lùng thay
                                         Đợi ngày hẹn trở về non nước cũ.  
( 1948)


                                                     2. NÀNG Ở LẠI


( tại Paris, tôi nghe được câu chuyện này: một thanh niên Việt nam, anh Nguyễn, trong chín năm du học tại Pháp, thương yêu một thiếu nữ tây phương.  Anh tốt nghiệp " rường Cầu Cống" , năm 1949, vì thời cuộc, anh từ giã người yêu, trở về quê hương.  nàng vì quá thương nhớ, hóa ra điên, phài vào điều trị tại nhà thương Sainte Anne vào năm 1952. Anh Nguyễn vì tổ quốc chết ở Sài gòn.  Câu chuyện này làm tôi cảm động, bài thơ sau đây là kính ý của tôi đối với người quá cố.  NVC  )


              Buổi chia ly không thể còn nấm ná
              Con đường yêu nay đã cắt làm hai
              Một ngày là thế kỷ lúc lẻ loi
              Sầu khổ nên khi lòng đầy nỗi nhớ

              Đây phút sống thù trong thiên hận sử
              Của lòng người đau khổ của tình yêu
              Nhạc và thơ ghi bao giọng cao siêu
              Đo đau đớn của lòng người tựu kết

              Nàng ở lại :tôi đi hai lòng chết
              Tôi hiểu rằng nàng thấu rõ hồn tôi
              Tình đôi ta mạch máu với thân người
              Cắt là giết nguồn vui và sinh lực

              Nàng đã hiểu làm người ai thoát được
              Nợ máu xương ràng buộc với giống nòi
              Với non sông gây dựng tự muôn đời
              Nguồn sống mới ngã ba dòng lịch sự

              Nàng ở lại:tôi đi lòng vẫn nhớ
              Mái tóc mùa láu chín mịn như tơ
              Cặp mắt xanh xán lạn tựa nguồn thơ
              Và tính nết hiền như người theo phật

              Nàng chắc rõ dưới trời Nam xưa khuất
              Bao nhiêu người ngong ngóng đợi chờ tôi
              Đem hiền hoa trả nợ  kiếp làm người
              Không vị kỷ và sống gần dân tộc

              Khi ra đi để hoa buồn liễu khóc
              Gần gụi nhau trong giấc mộng mà thôi
              Đời xinh tươi còn phải đợi ngày mai
              Khi vui sống đánh tan niềm sầu tủi

              Nếu chẳng may thân tôi về cát bụi
              Đây là lời vĩnh quyết hẹn ba sinh
              Đây là lời thề thốt chạm giờ linh
              Trong đất nước bể trời còn sống mãi. 
                   TRÍCH HỒN SÔNG NÚI

              PARIS 1952
              thơ nguyễn văn cổn 

                           ( kỳ sau : bùi khải nguyên ( 1927- 1980?)