Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

hoa trắng thôi cài trên áo tím- kiên giang viết về người tình ngoan đạo ở nhà thờ cần thơ/ bài viết: nguyễn việt (saigon)

Blog <Một thời Sàigòn>

                hoa trắng thôi cài trên áo tím -  
                kiên giang viết về người tình ngoan                      đạo ở nhà thờ Cần thơ ...
                              bài viết: nguyễn việt


- ...  đây là tâm tình người trai ngoại đạo [thi sĩ kiên giang] đối với  một cô gái có đạo [ở nhà thơ Cần thơ]- mối tình tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần.

- "... năm 1944, tôi  ở Cần thơ, học trương tư thục Nam Hưng- dốt toán nhưng giỏi luận  văn, chuyên làm bài giùm cho ngươi bạn cùng lớp- trong đó có NH - cô bạn dễ...

-  rồi tôi  đi kháng chiến, gặp người quen nhắn tin:  " con Tám NH vẫn chờ mày". 

- năm 1955, tôi [thi sĩ kiên giang] ghé ngang Cần thơ, tôi xin phép má của NH. để cùng nàng tâm tình suốt ...- rồi, tôi nghe tin như sét đánh bên tai : 'NH đi lấy chồng."

" Lạy Chúa con là người ngoại đạo / Nhưng tin có Chúa ở trời cao/  Trong lòng con giữ màu hoa trắng/  Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi!"           



Nhà thơ Kiên Giang có lúc từng là anh em kết nghĩa với thi sĩ [tiền chiến] Nguyễn Bính- nên nhiều người nhận xét về thơ ông đã [chịu] ảnh hưởng thơ Nguyễn Bính khá nhiều. Nhưng nhiều người [lại] cho rằng : cái chật 'rặt ròng Nam bộ' trong thơ Kiên Giang  là gia bảo riêng của tác giả- và, không thể không [chịu] ảnh hưởng phong trào tho 'áo bào gốc liễu'  Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần huyền Trân được.  

Ta hãy cảm nhận ít vần thơ rặt chất Nam bộ của Kiên Giang :

                                       Từ khi cô giáo tập em đồ
                                       Không kẻ giấy chậm em vô ý 
                                       Để dấu tay lem vở học trò  (đồng xu giấy chậm)
                                       Phạt anh ngâm nước vô lu
                                       Bẻ tàu chuối che dù cho em.
                                                     THƠ  KIÊN GIANG 

Lời lẽ mộc mạc Nam bộ đến thế-  bây giờ hiếm hoi gặp lại các chất đó trong thơ của các thi sĩ miền Nam.  Nhà văn Sơn Nam lúc sinh thời từng bàn về thơ Kiên Giang:

" Kiên Giang là một thi sĩ thành công, một soạn giả [bút danh Hà huy Hà] đã đưa thi ca vào sân khấu, để lại cho đởi những vở tuồng đậm  chất thơ như 'Áo cưới trước sân chùa'--'Người đẹp bán tơ'--'Ngưu Lang chúc nữ' -- 'Sơn nữ Phà ca' . Còn trong thơ, Kiên Giang viết những câu thơ. mà nhiều nhà nghiên cứu ngỡ là ca dao. " Ong bầu vờn đọt mu u/  Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn." - Ngoài ra, nhà văn Sơn Nam còn  bình thơ đưa vào tuồng của Kiên Giang.  :"  Có người cho ông [Kiên Giang] làm thơ dẽ dãi đến mức :  có lẽ là không đọc lại bản thảo (?).  Cũng có thể như vậy, hoặc, không như vậy -- nhưng dễ dãi mà để lại cho đời những bài thơ, như 'Hoa trắng thôi cài trên áo tím' --'Khói trắng'--'Tiền và lá`- những bài thơ sống dai dẳng trong lòng người dân miền Nam suốt một thời gian [dài], thật nên trân trọng." *  THƠ   KIÊN GIANG
-----
* không thấy tác giả Nguyễn Việt ghi xuất sứ trích dẫn. (BT) 

Lịch sử của bài thơ 'Hoa trắng thôi cài trện áo tím'-  có lẽ là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ Kiên Giang, đã được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc, và được nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện rất thành công.  Tác giả Kiên Giang [tự bạch]:

"... Đây là tâm tình  một người trai ngoại đạo đối với cô gái theo đạo [Thiên chúa]..  Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần.   Năm 1944, tôi  ở Cần thơ, học tại trường tưt hục Nam Hưng- dốt toán lại giỏi luận [văn], chuyên làm bài giùm cho bạn cùng lớp, trong đó có NH, cô bạn dễ thương. [Cô] thường mặc áo bà ba trắng, quần đen, mang guốc mộc.  Có những buổi tan học, [tôi] lẽo đẽo theo sau, đến tận nhà cô, ở xóm nhà thờ.  Cách mạng nổ ra, [tôi] không có tiền đi đò về quê- NH biết ý, gửi cho.  Rồi tôi đi theo kháng chiến, gặp người quen trong đội quân nhạc, nhắn: " Còn Tám NH vẫn chờ mày."  Năm 1955, ghé ngang Cần thơ, tôi xin phép mẹ má của NH, để tâm tình suốt đêm với NH,  bên ánh đèn dầu.  Sau đó, tôi nghe tin NH lấy chồng, có con đầu lòng - đặt tên con bằng tên ghép của tôi và N.H. Vì thế, chồng cô biết, rất ghen tức.  Chính vì lý do này, tôi đổi 4 câu kết bài thơ [Hoa trăng thôi cài trên áo tím] giống như tống tiễn mối tình trinh trắng.  Câu kết trước, là:

                                    Xe tang đã khuất nẻo đời
                                    Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu
                                    Từ nay tôi rũ khăn sô
                                    Em còn hoa tím trên mộ người xưa

thành câu  kết thúc:

                                    Lạy Chúa con là người ngoại đạo
                                    Nhưng tin có Chúa ở trên trời
                                    Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
                                    Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi.
                                             T  KIÊN GIANG

Năm 1999, hãng phim TFS đài Truyền hình thành phố [HCM] có làm phim 'Chiếc giỏ đời người'  về sự nghiệp văn [chương] của tôi.  Khi trở về Cần thơ, quay lại mấy cảnh trường cũ, và, hay tin NH mất rồi, năm 1998.  Tôi mua bó huệ trắng, ra thăm mộ NH ở Nghĩa trang Cái Su.  Đúng là:

                                     Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
                                     Từng cài trên áo tím ngây thơ
                                     Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng 
                                     Anh kết tình tang gởi xuống mồ."
                                                           THƠ KIÊN GIANG

Nhà thơ Kiên Giang-Hà huy Hà và tâm sự, khi sáng tác 'Hoa trắng thôi cài trên áo tím' đã để lại nỗi buồn man mác trong lòng mọi người, qua bài thơ đầy lãng mạn ấy.
[]

    nguyễn việt

    <   tựa bài chính:  Nói về thơ Kiên Giang/  Blog Một thời Sàigòn
       - trích "TÁC GIẢ TA!C PHẨM VĂN, THƠ, NHẠC TRỮ TÌNH/ NGUYỄN VIỆT" sắp xuất              bản.>

      -----

         TẠM NGHỈ MỘT THỜI GIAN, TRƯỞNG TRANG ĐI MỔ CƯỜM MẮT.
         MONG TÁI NGỘ BẠN ĐỌC MỘT NGÀY RẤT GẦN.  ĐA TẠ.
         THẾ PHONG
         SAIGON, 3rd  NOV. 2014
                             


Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

dày vò, đeo đẳng thơ ý nhi suốt mấy chục năm rồi... / bài viết: chu văn sơn

<web  vietvan. vn>

           dày vò, đeo đẳng thơ  ý nhi
     suốt mấy chục năm rồi ...
                                                tạp văn: chu văn sơn 


                                chân dung nữ thi sĩ ý nhi


                                                              thủ bút nữ thi sĩ Ý Nhi

- tôi [chu văn sơn] đã hình dung thơ [ý nhi] là một thứ trái cây- lúc chín nhất lại mang vị chua xót...
- thế giới hình tượng thơ ý nhi tươi tắn, bóng cây thâm u, bóng mát cây sồi trầm tĩnh ...
- thế giới thi ca ý nhi, có lúc rơi vào hư không, có lúc rơi vào lòng mình, tiếng thở dài chìm trong lồng ngực:
- 'em thấy cơn mưa rắc hạt xuống sân/ nếu có hạt nẩy mầm/ sẽ có lá trong suốt....'       THƠ Ý NHI
-
     

                              ảnh 1:  nữ thi sĩ Ý Nhi + TPhong .(ảnh Nguyễn quốc Thái) 
                                                     anh 2:     họa sĩ Phan Diên  ở Mỹ về Saigom-
                                                    đến chi nhánh Hội nhà văn phía Nam  thăm Ý Nhi. 
                                                                                                                                   
   
                             linh mục văn sĩ Nguyễn ngọc Lan   [1930-- 2007)
                                                                     cắp nách tập bản thảo+dịch thơ Ý Nhi ra Pháp ngữ .
                                                               ( ảnh chụp trên lề đường Phạm ngọc Thạch, quận 3, tp.HCM)


                        một trong những tác phẩm , tác giả Nguyễn ngọc Lan  sử dụng 
                                               logo  nhà xuất bản Trình Bày Strasbourg- Salt lake City (France) 
                                            in ấn, không giấy phép,, tự  phát hành,  bán rất chạy ở  tp. HCM.năm 2000.
                                                    
                               thủ bút  cố linh mục-văn sĩ  Nguyễn ngọc Lan   


(... ) Dày vò đeo đẳng thơ Ý Nhi suốt mấy chục năm qua trên chăng đường thơ, là một nỗi khát khao thôi.  Nỗi khát khao yên bình.  Chẳng phải thế sao.  Cứ lần bước theo bước chân mỏi mắt kiếm tìm nguồn nước, có thấy kẻ khát, vô tình, hay, hữu ý- đã rắc lại đó đây thứ ngôn từ đặc thù- khác nào một thứ lông ngỗng riêng đánh ấy đường mình qua các trang thơ.  Chỗ này là yên tĩnh, yên hàn, yên lành, trong lành, chỗ kia là lắng yên, yên lặng, bình yên, thanh bình, trầm tĩnh.

Những ngôn từ vốn là chị em ruột rà với nhau.  Baudelaire gọi những từ ấy ở thi sĩ là từ 'chìa khóa'. Nó biểu hiện nỗi ám ảnh biểu hiện mối ưu tư nhất cả nhà thơ. Nhà thi pháp [Baudelaire] gọi đó là hệ thống ngôn từ mang tính quan niệm.  Dù gọi bằng tên gì, hệ thống ấy vẫn là những biến thể khác nhau, của cùng một ẩn ức, một nỗi khát yên bình thôi.   

Qua các tập thơ [của Ý Nhi], ta còn nhận ra: từ cơn khát ấy, theo những cách riêng nào đó. đã mọc lên cả một thế giới hình tượng tươi tắn, sum xuê, thế giới hình tượng tươi tắn, là bóng cây thâm u, là màu trời xanh nhẫn nại sau mây, là cái lặng mình của lòng sông, là chùm cau me đất, giữa độ đường, là bóng mát cây sồi trầm tĩnh bên hồ Thuyền quang, [còn tên gọi khác Thuyền cuông] là sông Trà, với doi cát vàng như tơ..., như một giấc mơ.   Là Vườn, là Chùa, là Cơn mưa, là Biển lớn, là Mùa thu -  Mùa thu ngủ yên giữa tàng lá thắm/ Gió trong xanh như nước chảy qua rừng.

Trong mỗi hình tượng kia đều âm vang một tiếng thì thầm.  " Này hỡi Yên bình , ngươi ở đâu"? - có lẽ đó lá cái tiếng thì thầm như một điệp khúc khắc khoải của cái Tôi ấy. Nó vang vang ngâm ngàn qua tầng tầng hình tượng của thế giới thi ca Ý Nhi.  Có lúc, nó rơi vào hư không thăm thẳm, chẳng một chút âm vang.   Có lúc nó lại rơi chính lòng mình thành một tiếng thở dài chìm vào lồng ngực.  

Tôi cứ nghĩ trong một lần nào đó . Ý Nhi đã lỡ tay đánh rơi mất sự 'yên bình' vô giá của mình.  Mất đi vĩnh viễn.   Nó rơi hút vào tuổi thơ típ tắp Hải phòng, [sau hiệp định Genève,  tập kết ra Bắc, gia đình ông Hoàng châu Ký chuyển tới Hải phòng đầu tiên] hoặc, rớt xuống mặt đất đầy việc dữ, rồi cát bỏng đã lập tức làm cho hoàn toàn tiêu tan. Tuổi thơ đã mang đi, hay cái thời khắc nghiệt kia đã cướp mất, nó là tâm bệnh, hay là thời bệnh.  Thật khó mà biết chắc.  'Cái- Tôi- Ý- Nhi' có diện mạo riêng là kẻ khát yên bình.   Song đối với cái tôi ấy, là đường tìm kiếm sự yên bình.   Càng bồn chồn càng khát yên bình.  Chị hy vọng yên bình, vẫn chờ đâu đó ở cuối con đường. Chị [Ý Nhi]  nâng niu mọi che chở, gom góp mọi bao dung, chắt chiu mỗi đọa đày.  Với chị,  đó là khoảnh khắc hạnh phúc có thực, dầu nó vô cùng hiếm hoi. 

     (...) - tạm lược 15 dòng- BT.)
                                               
        từ trái sang: Thế Phong, Ý Nhi, Phan Diên thết ăn. 
 
                                                                                            Ý Nhi   ( hàng thứ 3 từ trái qua)

Với Ý Nhi, chính là lời nguyền cho nỗi yên bình. (...) Mà, sâu xa hơn, cơn khát kia, đã quyết định chuẩn mực hạnh phúc của người phụ nữ Ý Nhi... Tìm kiếm hạnh phúc cũng là kiếm tìm cái đẹp. (...)  Tìm kiếm vườn trong phố.  Hành hương đến những dòng sông và biển lớn.   Đến với những Nguyễn Du, Nguyễn gia Thiều [Ôn Như Hầu] , những Nguyễn minh Châu, Dương bích Liên, Akhơmatôva,
Xvêatêa (...)- bởi họ là những nhân cách lớn, đều đã đắc đạo.  Đắc đạo dường như là lý tưởng nhân văn của [Ý Nhi.](...)


                                               trái qua: Ý Nhi & cháu gái Ý Nhi,+ Thế Phong,+  Hồng Cầu ( con gái thi sĩ Nguyễn Bính


                                                               hàng 1: đứng : nữ thi  sĩ Thảo Phương + Thế Phong
                                                               hàng 2 -ngồi : nữ thi sĩ Ý Nhi + nhà gia phả D4 Lan-Nguyễn đức Dụ
                                                                (ảnh chụp tại Chi nhánh nxb Hội nhà văn Vn  phía Nam- tp.HCM)


                                                                         đứng, từ trái qua: Thế Phong + X...
                                                                        ngồi: Ý Nhi + Thảo Phương 
                                                    ( ảnh chụp tại Chi nhánh nxb Hội nhà văn VN phía Nam , tp HCM)

                                                                                 
 Lưu trọng Lư có lí,khi cho rằng: nếu không có một lí tưởng nhân văn,  thi sĩ chỉ là anh thợ văn.  Quả thật, tư tưởng nhân văn mới là yếu tố quyết định nên khuôn mật tinh thần người nghệ sĩ.  Mỗi thi sĩ chân chính đăng đàn là một tinh thần nhân văn nào đó cất tiếng.   Nó dị ứng với một thứ phi-nhân-văn và đấu tranh cho khát vọng nhà văn của mình.(...) Trong một lần nào đó, viết về Ý Nhi, tôi [Chu văn Sơn] đã hình dung thơ chị là một thứ trái cấy: lúc chín nhất lại mang vị chua xót.  Nó là một thứ trái đơm từ một loại cây lạ... Cây trước thềm xao xác giữa ngày yên. Lạ, hẳn vì cây vốn nẩy mầm từ một hạt lệ : mưa

                              Em thấy cơn mưa rắc hạt xuống sân
                              nếu hạt nẩy mầm
                              sẽ có lá trong suốt
                              Nếu cây đơm hoa
                              sẽ có cánh mềm trong suốt
                              Nếu hoa tụ quả...
                                           THƠ   Ý NHI

                                                    ***
                                                         

 "Đến nay nó vẫn là thứ  cây trái ấy.  Bới nguồn nước còn xa, cơn khát còn khắc khoải.  Còn xa. Phải.  Còn xa, để thơ là lời nguyện cho nỗi yên hàn ".[]  

  chu văn sơn  

-----
     - (...) - tạm lược một số đoạn. BT.)
 *  -  đã in trong 'Tạp chí Nhà Văn- số 2/ năm 2002. - nguồn: < Tran Nhương.com>
     - tựa chính bài viết: 'Mấy suy nghĩ về thơ Ý Nhi.'
     - tác giả:  gs Chu văn Sơn dạy môn Ngữ văn, tại đại học Sư phạm Hà nội. 

                                                      <trích lại từ <www. vietvan.vn>

       TIỂU SỬ, TÁC PHẨM Ý NHI:

-Tên thật Hoàng thị Ý Nhi.  Sinh ngày 18 tháng 9 năm  1944 tại thị xã Hội an, tỉnh Quảng nam.  Trưởng nữ của ông bà Hoàng châu Ký,  nhà nghiên cứu về tuồng.   Theo gia đình tập kết ra Bắc năm 1955, học và trưởng thành ở miền Bắc.
- 1968 tốt nghiệp cử nhân văn học  trường Đại học tổng hợp Hà nội.
- Kết hôn với giáo sư Nguyễn Lộc, nhà nghiên cưu văn học, đồng thời là 1 sáng lập viên trường Đại học Văn hiến ở tp. HCM.  
- 1985 : giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việtnam, với thi phẩm 'Người đàn bà ngồi đan'. - Từng là biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn Việtnam (Hà nội)- và,  trưởng chi nhánh ở phía Nam, tại tp. HCM. 
- Nay đã nghĩ hưu, sống với phu quân tại quận Gò vấp. 
-2 con trai đã trưởng thành-  trưởng nam+ vợ, nữ họa sĩ Đinh ý Nhi+ con,  sống ở thủ đô- thứ nam sống và làm việc + vợ+ con ở Australia. 

- tác phẩm đã in:

- Nỗi nhớ còn đây (thơ, in chung Lâm thị Mỹ Dạ-  Hànội, 1984)
- Đến với dòng sông (thơ-  Tác phẩm mới xuất bản, 1978)
- Cây trong phố chờ trăng (in chung Xuân Quỳnh- nxb Hànội, 1984)
- Người đàn bà ngồi đan (thơ-  Tác phẩm mới xb, 1985)
- Mưa tuyết (thơ- nxb Đà nẵng, 1991)
- Gương mặt (thơ- nxb Trẻ,tp.HCM, 1991)
- Vườn ( thơ- nxb Văn học, 1997)
- Thơ tuyển (nxb Hội nhà văn Việtnam, 2000)
- Ý Nhi tuyển tập (nxb Hội nhà văn Việtnam, 2001)
- Có gió chuông sẽ reo (tập truyện ngắn- nxb Trẻ- tp. HCM,2014)
          theo WIKIPEDIA, 2014.
     


                                                         tập truyện ngắn mới nhất của Ý NhI
                                                        CÓ GIÓ CHUÔNG SẼ REO ( nxb Trẻ tp.hcm 2014)


Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

kỷ niệm 49 ngày hoàng vũ đông sơn - đọc lại ' thư gửi cho đồng tuế SẦU MÊ ĐIÊN đang định cư tại Mỹ.


    kỷ niệm 49 ngày hoàng vũ đông sơn - đọc lại 'thư gửi        cho đồng tuế SẦU MÊ ĐIÊN đang định cư tại Mỹ.'
                                                 đinh bạch dân ghi. 
                                                                
                                           Hoàng Vũ Đông Sơn ( trái) + Thế Phong  (ảnh chụp ở Dalat, 2000)
Lời dẫn.

Trưa nay, khoảng 11 giờ  sáng [28.10.2014], chuông reo, tôi ra mở cửa. Một ông già,  tuổi trên dưới 70, lạ hoắc- có nụ cười ,hệt cố thi sĩ Bùi Giáng, mắt nhìn thân thiện hơn, hỏi : " Đây có phải nhà ông Thế Phong?"

 Bây giờ, thì nhận ra rồi:  họa sĩ Trần bất Bạt, tay cựu  chiến hữu Không quân, cách hơn 40 năm ở sân bay Tân sơn nhất.  Anh từ Gia ray (Long khánh), vượt trên dưới 50 cậy số bằng xe gắn máy, tới cư xá Thanh đa, dự kỷ niệm 49 ngày Hoàng Vũ Đông Sơn.

Trần bất Bạt- đồng tác giả HVĐS một tập thơ đầu tay mỏng dính Cuồng lũ, in trước 1975 ở Saigon.  Tay anh Thủy (tên thật) cầm tấm thiệp hồng, báo tin con trai lớn, nay 40 tuổi mới chịu lập gia đình, với một cô gái ở Saigon- cư xá Đô thành, quận 3 tp. HCM.  Anh mời tham dự đám cưới ở nhà hàng Hữu Nghị, 41 Lê Duẩn, quận 1.

 Hỏi, có biết đường Lê Duẩn không?   Tôi gật đầu-  anh Thủy nói tiếp:"-- nhà hàng ở đại lộ lớn"  --" đúng vậy, đại lộ có nhà hàng lớn, giá 'phố nhỏ'.  Và, tôi nhớ lại, lần đầu  đến nhà hàng Hữu nghị- tham dự đám cưới con trai lớn ông Nguyễn trọng Văn, tác giả  sách Phạm Duy đã chết  như thế nào ?- trong khi  nhạc sĩ Phạm Duy đang sống nhăn răng. Tôi không ghi ông bà Nguyễn trọng Văn-  bởi, vào năm 1964,  anh đã cùng sinh viên tranh đấu, xúm vào, lật đổ chiếc xe díp Mỹ lùn, chỏng cẳng lên trời, tưới xăng đốt, lửa bùng búng cháy trước trường đại học Văn khoa Saigon - miệng  hét ra lửa: 'YANKEE GO HOME!' - đó là thời của đại tướng râu dê Nguyễn Khánh làm đảo chính, rồi ngoi lên cầm quyền.  

Chống Mỹ về đường lối chính trị, theo tôi chỉ có một phần nhỏ , còn chống nước Hợp chủng quốc nhiều, vì, một tay đại tá Mỹ đã cuỗm mất vợ anh đem về Mỹ. Đó là chuyện cũ, nay thì tác giả Nguyễn trọng Văn đã qua đời,  ở cư xa Bắc hà, quận 10, đâu đó vào năm 2013.  
                                                                    
                                             Nguyễn trọng Văn .(hàng thứ 3 từ trái sang)


                                          đứng:  TPhong + Nguyễn hải Phương
                                                                  ngồi: :  Khải Triều-Nguyễn văn Tuy+ Vương đức Lệ + nữ sĩ Thư Linh
                                                                               + con gái Thương Sỹ + Hoàng vũ Đông Sơn (thát cà-vạt)

 Cựu chiến binh Không lực VNCH, họa sĩ Trần bất Bạt hẹn gặp tôi  tại đám cưới con trai anh. Gật đầu, tiễn bạn ra cửa. 

 Vào nhà lục lọi, sao lại tìm thấy được bài thơ  chép tay của cố thi sĩ Hoàng Vũ Đông Sơn. 


                                                               ***

'Thư gửi đồng tuế  SẦU MÊ ĐIÊN đang định cư tại Mỹ'/  Hoàng vũ Đông Sơn-  thật ra, chẳng ai biết đồng tuế  SẦU MÊ ĐIÊN là thằng cha căng chú kiết nào-  kể cả phu nhân anh.   Đó là thi sĩ Thanh Chương tác giả tập thơ TÌNH BUỒN NHỚ MÃI, còn là tay sáng tác một số ca khúc, không in ra, chỉ bạn bè biết thôi.  

Trần trung Thuần (một bút danh khác thi sĩ tài hoa Trần vấn Lệ ở Los Angeles), có bài điểm sách TÌNH BUỒN NHỚ MÃI (nxb Little Siagon, California 2009) đăng trên Blog Saimonthidan, có đoạn:

"... Thanh Chương đang có trên kệ sách trưng bày ở mấy nhà sách tại nam California rồi.  Tập thơ 'Tình buồn nhớ mãi' cũng do nhà thơ  Phan bá Thụy Dương [lo in ấn]...Khi 'Tình buồn nhớ mãi'  còn trong dạng bản thảo, Thế Phong, nhà văn, hiện vẫn còn ở  trong nước- có lẽ-  là người đầu tiên biết được, hiểu được tác giả Thanh Chương- nên, có viết một bài khá 'ấn tượng', khen tác phẩm nồng nàn tình cảm : 

" ... Tập thơ tình hay nhất của Thanh Chương ở Huê Kỳ gửi về tặng chúng ta, giấy thơm mùi giấy, mực thơm mùi mực..." (...) 
      [Còn] Khải Triều viết [bạt] không dai bằng Hoàng vũ Đông Sơn- cả 2 bài đều viết dài hơn bài'TỰA' của Thế Phong, in phía trước sách.  Vẫn chung một giọng: nồng nàn, vẫn chung một điểm thiết tha, vẫn là một tấm lòng người tri kỷ đối với tri âm, khen thơ Thanh Chương- khen, khen và khen- Tốt! .(...)
 Gấp lại 'Tình buồn nhớ mãi' [để ru đi ngủ chính tôi]-  tôi đọc đi đọc lại 2 bài thơ Thanh Chương, may ra ngủ, mà có chết luôn thì cũng thỏa lòng, mãn dạ." [đó là 2 bài' Sao quên' và ' Sông mây'- trang 52). 
     Thơ Thanh Chương không vạm vỡ, nhưng ngọt ngào."  (...)    TRẦN TRUNG THUẦN
       []

       đinh bạch dân 
                  SAIGON, 28 OCT., 2014.


                                              Hoàng Vũ Đông Sơn  và  Sầu Mê Điên
                                                   ( thi sĩ Thanh Chương sáng tác nhạc (không phổ biến, in ấn) 
                                                                              ký SẦU MÊ ĐIÊN)


                                                                                           THƯ CHO ĐỒNG TUẾ 'SẦU MÊ ĐIÊN'
                                                       đang định cư tại Mỹ
                                          thơ hoàng vũ đông sơn


                                   Lâu lắm chẳng thấy tăm hơi
                                   Sức khỏe tôn ông "nay thế lào"*
                                   Hoa Kỳ vốn dĩ lắm phương tiện
                                   Chắc hẳn 'qua phà' dù mất hào.

                                   Xu hào kém, tốn khi đau ốm 
                                   Cũng vẫn hơn ta cảnh nháo nhào
                                   Chen chen lấn lấn còn hơn giặc
                                   Chỉ tội thân còm dựng đứng mao

                                   Meo meo ** gời gió lời thân ái
                                   Cứ khỏe mau rồi nghêu vơi ngao
                                   Bảy hai qua tuổi xưa nay hiếm
                                   "Nô sịt- tì oe" *** chả thích sao?

                                                        HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
                                                         SAIGON 29.9.2010.

        -----
           *    tác giả tô đậm mét chữ trong bản thảo.
           **     meo meo: có lẽ ám chỉ mail, đôi khi tác giả nhờ tôi  chuyển.
          ***   ' Nô sịt-tì oe':   muốn nói cái chi chi đây- hiểu được -                                                              tác giả, may ra có 'nhạc sĩ SẦU MÊ ĐIÊN'.
                           (BT) 
        
                                          

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

những con chim sáng nay biệt tích ... / thơ xuôi trần vấn lệ ( los angeles)

thơ xuôi ấn tượng/  trần vấn lệ-
<vanchuongviet.org>

                những con chim sáng nay biệt tích trong trời...
             thơ xuôi trần vấn lệ


            Sáng bây giờ không còn nghe tiếng chim hót. 
            Quạ đâu rồi - bồ câu cũng đâu.
            Những cây palms thì vẫn đứng cao đầu, 
            sương bao phủ như khăn choàng thiếu phụ.
            Xe hàng chạy nối dài xa lộ 
            Ngày bắt đấu cuộc sống lao lung
            Có thể cuối tuần người ta thong dong
            không có những cơn mưa Đông tầm tã ...

            Tôi không hỏi cây tại sao không còn lá
            Tôi không hỏi tuyết bao giờ nở bông
            Tôi biết chứ, bây giờ là mùa Đông...
            và, tôi làm thơ, tôi ghi nhật ký!

            22 năm tôi làm công dân Mỹ,
            sau 5 năm tôi kẻ sống bên lề
            Tuổi đời tôi vẫn nhớ thương quê
            Tôi mắc bệnh buồn rầu khó chữa

            Tôi vẫn đi mà không-đi-tới nữa,
            tôi đang về, tôi chẳng biết về đâu !
            Việtnam tôi, sông có nhiều cầu               
            người xa xứ khóc màu áo có lợt ...

            Tôi hay ngắm cầu Golden Gate --
            bến người ta cũng có cầu ngang !
            Tôi lạ lùng sao ở nước Việtnam
            vũng ao nhỏ có nhiều người chết đuối ?

            Tôi nhớ cầu Trường tiền tôi từng qua
            như đuổi một bóng hình,
            ôi quá khứ tôi ơi !

            Những con chim sáng nay biệt tích
            trong trời --
            và, người cũ của tôi cũng mịt mù sương khói
            Tôi không có Đạo, nhưng tôi biết tôi có Tội
            Tôi Làm Thơ ... Tôi Thương Nhớ Em 
            Nửa mảnh trăng mà thấy đã đắm chìm
            tôi còn sống mơ từng đêm trăng hiện.

                 trần vấn lệ
                 

                  <vanchuongviet.org>
                   tựa chính bài thơ : Đem Tội vào Thơ >


Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

'nhà văn' phan lạc phúc & tuyển tập tạp ghi / phạm điền (radio free asia)

 tạp chí'văn học nghệ thuật/ đài radiofreeasia>


                          'nhà văn' phan lạc phúc & 'tuyển tập tạp ghi'
                                                        phạm điền 


                                    Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc qua phác họa Vũ uyện Giang.

Cuối năm 2002, Ký-Giả-Lô-Răng/ Phan lạc Phúc gửi đến độc giả Việtnam cuốn TUYỂN TẬP TẠP GHI.  Cuốn này, như bạn-bè-gần-xa là những ghi nhận đậm đà hình ảnh quê hương, kỷ niệm bạn bè.   Tuy là những ghi nhận riêng tư- nhưng cái khéo của tác giả, là những ghi nhận đậm đà hình ảnh quê hương, kỷ niệm, bạn bè. Tuy là những ghi nhận riêng tư, nhưng, cái khéo của tác giả đã làm sống lại tâm cảnh, các xúc cảm của rất nhiều người đọc ông.  Cũng qua hình ảnh ghi [lại], người đọc có cơ hội: thấy được, gặp được các nhân vật, sống trong giai đoạn vừa qua.  

Bạn ông là các nhân vật tăm tiếng trong giới văn nghệ, làm báo, làm văn, những người tù kiệt xuất, những nhà tu có lòng đại lượng.  Ông vẽ lại được các thảm kịch, bên cạnh những niềm vui.

[Thi sĩ] Du tử Lê không ngại ngùng gọi [Ký- giả-Lô-Răng-] Phan lạc Phúc là cha đẻ của thể TẠP GHI VIỆTNAM.(...)

TUYỂN TẬP TẠP GHI gần 470 trang,  Phan lạc Phúc [tự] trình bày, trang nhã, gồm 54 tiểu ký.  Phan Lạc Phúc [ 1928 -     ] sinh quán làng Hữu bằng,huyện Thạch thất, tỉnh Sơn tây [Bắc bộ]. Đi lính, khóa 2 Trường Võ bị Thủ đức, Trường thông tin báo chí tại Rochelle Univeristy (Hoa Kỳ).  Từ 1975-  1985, ông bị đưa đi [học tập] cải tạo, qua 7 trại từ nam ra bắc. Năm 1991, [theo diện H.O.] ông định cư ở Úc (Sydney). 

Ký-giả-Lô-Răng từng giữ chức chủ bút nhật báo Tiền tuyến (cơ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa), [còn ]à bỉnh bút các báo Chỉ đạo, Tiền Phong, Tập san Quốc phòng [quân đội], Nghệ thuật, Văn,  Vấn đề  - hiện ông cộng tác với nhật báo, tuần báo ở Australia, Texas, California, Canada, Pháp.

Sau 2 cuốn BẠN BÈ GẦN XA (xuất bản năm 2000) --TUYỂN TẬP TẠP GHI (xb 2002)- ông đang chuẩn bị cho in CÕI NGƯỜI TA . (...)

Để hiểu về tác giả 'Tuyển tập Tạp ghi', chúng tôi mời theo dõi cuộc phỏng vấn ngắn- mà ông dành cho tạp chi Văn học nghệ thuật/ Đài Á châu Tự do.

Hỏi: - ... chúng tôi hân hạnh được ông [Phan lạc Phúc] đến với tạp chí 'Văn học nghệ thuật/ Đài Á châu Tự do'... Liên tiếp trong 2 năm qua, ông đã gửi đến cho độc giả 2 tuyển tập BẠN BÈ GẦN XA và TUYỂN TẬP TẠP GHI ... Xin ông cho biết làm sao giữ được tinh thần lạc quan, ngay cả [trong] khi đi cải tạo.

Đáp: -  trước hết tôi xin cám ơn , đã được có mặt tại đài.  Một người lính già như tôi, [lại] được ông bạn gọi là 'nhà văn' , tôi cũng cảm ơn- nhưng ,không biết có đáng với danh hiệu ấy không. (...) Bản thân tôi cũng như nhiều anh em đồng cảnh đi cải tạo-  thịt da ai cũng là người- mà  đi tù cải tạo, thì cái sự đói khát làm thân đau đớn, thì đó là số phận rồi. (..) Tôi có cái may mắn, hết sức may mắn... là được sống chung với một vị chân tu- thượng tọa Thích thanh Long (nguyên giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo) . Ông không bao giở giảng đạo, hay đọc kinh  cho nghe. [Nhưng] trong cuộc sống cải tạo, thấy ông luôn bình thản, không lo, không sợ, không buồn- nên -khi ở gần ông, tôi cũng bắt chước được như vậy...

Hỏi: - ...thưa ông Phan lạc Phúc, trên trang đầu [sách] , ông có ghi lại vài dòng: sách này gồm những chuyện người, chuyện ta, chuyện xa, chuyện gần,  chuyện lẩn thẩn của người  già, nhớ nhà, nhớ nước.   Duy có một điều... khi ông gọi đó là chuyện lẩn thẩn, mà,  thực ra không lẩn thẩn- [để] chia sẻ với độc giả trong tương lai. 

Đáp: - ... cám ơn ông bạn, đã đọc kỹ quá 'Tuyển tập Tạp ghi'- theo tôi-, chuyện mình, chuyện ta, chuyện xa, chuyện lẩn thẩn của tuổi già, chuyện nhớ nhà, nhớ nước. Dạ, thưa ông bạn,  tôi ở tình trạng như thế thôi ...  sách của tôi giống như cửa hàngtạp hóa, hằm-bà-lằng, không thiếu cái gì hết ...

Hỏi: - ... ông Nguyễn xuân Nghĩa,  chủ bút báo VietTide ở California, nói rằng: nếu người ta muốn biết vế giai đoạn chúng ta trải qua, thì cuốn bút ký 'Bạn bè gần xa' có thể cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý giá.   Đây là ý kiến rất mới nói những gì có trong 2 cuốn sách.  Làm sao ông  không quên được những kỷ niệm phong phú đó- và- khả năng hồi ức phải làm như thế nào, để có sự linh hoạt như vậy?

Đáp: -  ...ông Nguyễn xuân Nghĩa cũng vì ưu ái cho nên mới cho tôi cái nhận định độ lượng như thế -  mà tôi không dám nghĩ điều tôi viết hay-  là[từ] những kỷ niệm bản thân tôi,  của bạn tôi lại có thể sống lâu [trong trí nhớ] tôi như vậy. Khi người ta có tuổi rồi, người ta già, thì người ta sống bằng quá khứ, kỷ niệm- cho nên trong tôi-  những cái gì nó thuộc về ngày xưa, tôi nhớ rõ. 


Cuộc phỏng vấn tác giả Phan lạc Phúc về 'Tuyển tập Tạp ghi- xin ngưng ở đây.  Cảm ơn tác giả [đã dành cho tạp chí Văn học nghệ thuật/ đài Á châu Tự do cuộc phỏng vấn].
  []
     
phạm điền

    < c.2004-Radio Free Asia> 

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

tháng 10: thăm tác giả 'dư âm' sống lặng lẽ ở phường tân định- bài viết: thiên hương

<Blog lengoctrac.com>

    tháng 10: thăm tác giả'dư âm' sống lặng lẽ
   trong hẻm đường trần khắc chân, tân định...
                                      bài viết: thiên hương



                                                           nhạc sĩ Nguyễn văn Tý
                                                        




                                                           "tuổi già khốn khó của nhạc sĩ Nguyễn văn Tý .." -
                                                             ảnh   chụpi trên mạng Google.search/ Images)

 Tiếng nhạc bài 'Dư âm' phát từ chiếc cát-xét đã dẫn chúng tôi đến nhà của nhạc sĩ Nguyễn văn Tý-  căn nhà nhỏ nằm trong hẻm đường Trần khắc Chân, [Tân định] quận 1 - như tách khỏi âm thanh ồn ã bên ngoài.  Thấy chúng tôi đến,  vị nhạc sĩ già vội nhờ con rể đỡ ra phòng khách.  Những chuyển động chậm chạp, nhưng đầy vẻ gấp gáp- như thể nỗi cô đơn không chờ thêm giấy phút nào nữa. 

Nhạc sĩ Nguyễn văn Tý, tác giả nổi tiếng với những ca khúc : Dư âm -- Mẹ yêu con -- Một khúc tâm tình của người Hà tĩnh -- Người đi xây hồ Kẻ Gỗ -- Dáng đứng Bến tre  v.v... [Nhạc sĩ] ở tuổi gần 90 tuổi . nay chỉ còn tìm vui từ những âm thanh của chính minh [sáng tác, được phát ra tử chiếc máy cát-xét cũ]. 


Người vợ thứ 1 ra đi, rồi, người vợ thứ 2: nghệ sĩ Bạch Lê cũng ra đi - 
người con đầu sống ở Hà nội-  thứ nữ sống ở tp HCM: nghệ sĩ piano Thái Linh và chồng, Nguyễn thành Tư...

Người vợ thứ nhất sinh hạ được 1 cô con gái, thì [bà] qua đời.

Người vợ thứ 2 là Bạch Lê (em gái nhạc sĩ Nguyễn văn Thương) cũng bỏ ông ra đi gần 10 năm.  [Nhạc sĩ] Nguyễn văn Tý] gần 90 tuổi, cái tuổi đáng lý ra được an hưởng tuổi già bên con cháu- thì lại sống cô đơn chịu nhiều hành hạ từ bệnh tật.

Người con đầu sống ở Hà nội, cô con gái thứ 2 sống cùng chồng tại tp HCM. Chồng của nghệ sĩ piano Thái Linh- Nguyễn thành Tư, hiện nay luôn kề cận  chăm sóc [bố vợ ]. Anh cho biết: vợ chồng anh từng đưa nhạc sĩ về sống chung với [vợ chồng anh]- nhưng, chỉ được khoảng một tháng,  ông đòi trở lại căn nhà mình, vì  chỗ ở mới ibuồn chán, không quen .

Giờ đây, hàng ngày, từ 5 giờ sáng, con rể Nguyễn thành Tư dậy nấu nước, cho bố vợ uống thuốc, ngâm chân nước ấm, lau mình .  Khoảng 7 giờ sáng, thì có người đến cho nhạc sĩ ăn, xoa bóp, và ,còn thêm một người nữa tới nấu ăn- và thời gian còn lại do con rể chăm sóc [bố vợ].  Anh Tư cho biết thêm:  ông bố vợ đã 2 lần bi tai biến mạch máu não- cách đây 1 tháng lại té,  giờ đây đi lại rất khó khăn, phải nhờ người dìu đi và chống gậy. Cũng vì tai biến, từ đó, nhạc sĩ không được phép sáng tác nữa, theo lời bác sĩ khuyên. 

Niềm vui hàng ngày của ông:  nghe lại những sáng tác của mình, [qua] chiếc cát-xét. Trong căn phòng rộng chừng 10 thước vuông, vẫn còn treo đầy những bằng khen, giấy khen, giải thưởng âm nhạc, [cùng] những bức ảnh + cây đàn tì bà- như niềm vui của một vị nhạc sĩ lừng danh ở tuổi xế chiều.

Ông bảo tuổi già khó tìm người bầu bạn.  Những học trò ngày xưa chẳng mấy khi đến thăm.  Anh em đồng nghiệp [cũng vậy]. 

Chuyện trò cũng vơi dần, đôi mắt đỏ hoe [nhìn] ra ngoài song cửa, nhạc sĩ Nguyễn văn Tý lẩm nhẩm [lời ca] bản nhạc Dư âm:

           Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ
           Không gian trầm lắng như âu yếm ai trong giấc mơ
           Mái tóc nhẹ rung trăng vờn làn gió
           Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời..."
                                      DƯ ÂM/ NGUYỄN VĂN TÝ

Dư âm là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Nguyễn văn Tý- cũng là bài hát gắn liền với câu chuyện đầy day dứt.  Bằng giọng chậm rãi, ông kể lại ,như thể trước mắt là cuốn phim chiếu chậm.

           nhạc sĩ nguyễn văn tý sáng tác ca khúc dư âm - vì ai ?

Ngày đó, tôi được một người bạn dẫn đến nhà chơi, cốt để giới thiệu cho tôi: cô chị 22 tuổi. Thế nhưng, khi cô em xuất hiện, tì cằm lên chiếc ghế, hướng đôi mắt đen láy nhìn tôi - tôi như người bị mất hồn. Tuy nhiên,  con gáithời đó phải từ 18 tuổi trở lện ,mới được nói chuyện yêu đương tự do- mà cô em này chỉ mới 16. Vì vậy, tôi đành nén tình cảm bộc phát.  

Sau đó, có một đêm trăng, tình cờ, tôi nhìn thấy cô em ngồi ngoài thềm hong tóc, lại còn ôm đàn, rồi  hát khe khẽ.  Hình ảnh ấy thôi thúc tôi viết bài Du âm, với những câu : 'Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ'.  Tôi yêu tiếng hát đó, và, yêu cả dư âm của tiếng hát . (...) 

Hình bóng cô ấy lúc nào cũng hiện ra trong tâm trí tôi. mà [cô ta] chưa bao giờ thố lộ một điều gì với ai. Nói xong, vị nhạc sĩ trầm ngâm:...  tuổi của ộng không mong gì, ngoài sự được yên ổn, và, sống trong tình cảm của mọi người [dành cho nhạc sĩ.]
  []

 THIÊN HƯƠNG

-----
*  tên viết đúng, phải là TRẦN KHÁT CHÂN-
     nhưng, ở Saigon từ xưa tới nay-  bảng tên đường vẫn ghi TRẦN KHẮC CHÂN. (BT.)
    

                 < Blog lengoctrac.cpm - tựa bài+ sur titre của BT.>