Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / thế phong - 16

                             -----------------------------------------------------
                                                      PHẦN THỨ NHẤT
                                             MIỀN TRUNG : 1950- 1954 
                                                (  Quốc gia Việtnam )
                                                          ----
                                                    CHƯƠNG NHẤT
                                              KHÁI QUÁT BÌNH DIỆN
                                                THI CA MIỀN TRUNG
                                                ( Quốc gia Việtnam )

                                  Tiết  1.- HUYỀN CHI ( nữ )
                                  Tiết 2.-  HOÀI MINH
                                  Tiết 3.-  THANH THUYỀN
                                  Tiết 4.-   Tiểu mục :
                                                 HỒ ĐÌNH PHƯƠNG - TẠ KÝ -
                                               XUÂN HUYỀN - THANH THANH
                             ------------------------------------------------------


                                                       Chương 1
                     KHÁI QUÁT BÌNH DIỆN THI CA MIỀN  TRUNG : 1950-1954
                                               ( Quốc gia Việtnam ) 


     Từ 1950 - 1956 miền Bắc, cũng như miền Trung (  Quốc gia Việtnam ) , sinh hoạt văn nghệ ở thủ đô và thành phố lớn chỉ là giai đoạn bắt đầu.  Một số văn nghệ sĩ ở lại, số văn nghệ sĩ khác tử hậu phương trở về đóng góp, dàn dựng nền văn nghệ, gọi là văn nghệ Quốc gia.  

     Riêng ở miền Trung,. tạp chí văn nghệ, tuần báo thì không tờ nào có diễn đàn văn nghệ. Bởi vậy, các tác giả  ở Huế, Đà Nẵng ... thường gửi bài cho các báo ở thủ đô Hànội hoặc Saigon. Tác phẩm của họ được đăng tải, thường là thơ, còn văn xuôi rất ít.  Và không một tác giả nào là nhà văn nổi bật.  

     Song song,  hoàn cảnh chính trị thời đoạn này có chuyển biến, phân ranh rõ rệt : 
     -  một bên, kháng chiến dần dần mất thực chất, phân hóa. ( Việtnam Dân Chủ Cộng Hòa )
     -  một bên,  chính phủ Quốc gia.  
     - 2 nền văn nghệ đối lập nhau hình thành.

     Bình diện thơ miền Trung  chia làm 2 khuynh hướng: thơ mới va thơ tự do.
     Phái thơ mới chủ trương theo thơ mới  tiền chiến, như : Hồ Đình Phương,  Tố Như, Huyền Chi ( nữ) , Xuân Huyền, Thanh Thanh  ...  - một số tác giả này đứng trong Văn đàn Chim Việt.  Gọi là văn đàn , thực tế chỉ là một nhóm nhỏ.    Thơ mới các tác giả này mang thực chất bình cũ rượu mới. 

     Từ 1952 trở đi, thêm một sự kiện mơi nữa; thơ tự do được nối vần từ thơ tự do vùng kháng chiến, hoặc  lấy đà từ thơ tự do ở Hànội, đặc biệt phát triển mạnh ở Huế, Đà Nẵng.   Các tác giả xuất hiện đồng loạt trên các  tạp chí ở Sài Gòn, tập trung nhiều nhất ở tuần báo Đời mới  ( chủ nhiệm: Trần Văn Ân ) , Nguồn sống mới .( cn: Nguyễn hữu Pha ).. ( thơ tự do hoặc thơ mới  "  bình cũ rượu mới " )  Ở tuần báo Đời mới và  Nguồn sống mới, người chọn lựa bài vở, thơ phú,  có bàn  tay   Hoàng Thu Đông ( Hoàng Trọng Miên chủ bút 2 tờ báo văn nghệ nổi nhất  lúc đó   Các tác giả có bài đăng , phải kể đến : Thanh Thuyền, Hoài Minh, Tạ Ký, Thế Viên, Diên Nghị, Tường Phong, Châu Liêm ( Nguyễn Xuân Thiệp sau này ) ... 

     Không hiểu rằng vấn đề phong thổ,  đất đai có tạo nên bản sắc con người ra sao; nhưng nhìn vào miền Trung, chiếc đòn gánh quẩy 2  thùng lúa   : châu thổ bắc Việt + Đồng bằng Cửu Long ) .  Miền Trung ( 1950- 1954 ) đã tạo ra nhiều thi nhân và những chính trị gia cải cách xã hội,   diễn đàn thơ văn, chính trị  của  các tay quán quân múa may đều được đất  2 miền châu thổ nuôi lớn, thành đạt. 


                                                        Tiết 1

                                                   HUYỀN CHI 

    Tiểu sử.- 

     Tên thật Hồ Thị Ngọc Bút. Sinh 1930, chính quán miền Bắc ,  sinh sống và trưởng thành   ở  Saigon  . Sau các nữ sĩ nổi  danh ở tiền chiến : Vân Đài, Hằng Phương, Mộng Sơn, Ngân Giang, Anh Thơ, Tương  Phố ... phải kể tới Huyền Chi, nhà thơ nữ khởi sắc, qua thi phẩm đầu tay sáng giá  Cởi mở.

    Phân tích .-

    Thi phẩm  Cởi mở ( Xây dựng xuất bản  ,1952) , nội dung nói  lên ẩn ức  tâm hồn người nữ từng bị trói chặt, nay bùng nổ, qua vần thơ sâu sắc, rung động ngọt ngào; chưa đựng tâm tư  dân nhược tiểu thời chiến.  Tác giả bị hoàn cảnh chính trị chi phối, trở về   đô thị  sống, nhìn cảnh đời  dân sống ở miền Quốc gia tự do, chẳng khác  chim muông vẫy vùng trong lồng son Liên hiệp Pháp.  Tác giả  sống ở thị thành,  tâm tưởng hướng về Kháng chiến, phản ánh qua 24 bài thơ trong thi phẩm  Cởi mở.  

    Tạm chia ra làm 2 tiểu mục của nội dung thi phẩm:
      1. - nói lên ẩn ức ca nhân hào đồng với hoàn cảnh thực tại
      2. - tuy sống ở thành thị, tâm  tưởng vẫn hướng về hướng khác,  cho rằng đó mới là chính nghĩa bảo vệ quê hương. 

    - thơ Huyền Chi  rất hay theo chủ quan người nhận định , nhất là ở tiểu mục 1.  Thi sĩ rung  cảm chân thành, bộc lộ tâm tư qua hình tượng mới, cảm nghĩ, ý thức dáng suốt . đả phá
 sa- đoạ- hoá  thị thành.   Các bài :  Lạc loài, Ám ảnh, Đất lạnh ... xúc động mãnh liệt, hồn thơ bừng bừng sinh khí; tuy người ở đây mà mộng gửi người ... Điều này  không thể cho là vọng kháng chiến , bởi, dễ gì người ý thức nào cũng phân biệt được ranh giới khi nào, vào lúc nào kháng chiến đã mất thực chất

                                 ... Áo trắng lời ai qua nước mắt
                                    Kinh thành chân  lạnh bé con con 
                                    Ngỡ ngàng có kẻ cười ghê rợn
                                    Hãy gẩy giùm ta một khúc đờn ? 

                                    Nức  nở đêm nao bao mái tóc 
                                    Hướng về cố quận mấy giang sơn
                                    Nức nở đêm nào bao mái tóc  
                                    Giờ đây không biết mất hay còn  ? 
                                                    ( ÁM ẢNH  /   HUYỀN CHI )

     Oscar Wilde * quan niệm rằng: một khi tâm trạng bất mãn  là khởi đầu cho tiến bộ; dầu không biết rõ tiến bộ đên mức nào ?   Tiến bộ của tiến bộ thực sự hay cải lương  nửa chừng, hoặc tiến bộ chỉ  có ý nghĩa, một khi được áp dụng trong văn chương.  Hẳn trong ý thơ Huyền 
-------
* Oscar Wilde ( 1854- 1900 Paris ) Nhà văn Ái nhĩ Lan ( Ireland ) , tác giả " Ngài Arthur Saville"," Chiếc quạt của phu nhân ', " Tội ác Windermere ." ...
---------
Chi hoài nghi, bất mãn, chán chường  -  nhưng thơ chán chường  Huyền Chi  là rung độc thực, cảm hóa tình cảm truyền cảm, hơi thơ có hồn, có sinh khí,  thơ hay là thơ  biết thở như người  sống . Thơ truyền cảm nói về quê hương chiến tranh,  con  đi chinh chiến, người mẹ chờ đến bạc lòng !   

       Bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi được nhạc sĩ tài ba Phạm Duy phổ nhạc thật tuyệt vời,  nhạc điệu thiết tha, buồn mênh mang hòa hợp với con thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường, chẳng còn cảnh nào làm não lòng người nghe hơn thế !    Bài Thơ viết đầu mùa thu dễ làm người đọc bồi hồi trước cảnh thu chinh chiến, " Biên thùy hai ngả chia bằng máu  /..
. dâu bể hai đường không đủ che " :

                                ...  Đường đi cách biệt chẳng quay về
                                     Biên thùy hai ngả chia bằng máu
                                     Dâu bể hai đường không đủ che
                                     Có những chiều tang vắng bóng người 
                                     Mây tàn giăng mắc ngập muôn nơi
                                     Có người đếm mãi mùa thu rụng
                                     Hoen ố vườn xuân của cuộc đời ...

                                        ( THƠ VIẾT ĐẦU MÙA THU  /  HUYỀN CHI

      Rồi mơ  một ngày được đi xa, khi tâm hồn bị kìm hãm: người thơ còn biết trút hình ảnh, nỗi lòng, thái độ dồn vào bài Thuyền viễn xứ.  Và ở đây, còn phải nói thêm một lời nữa: tiết tấu nhạc mà Phạm Duy phổ nhạc trong ca khúc, vút lên giọng sầu vạn cổ :

                                  ...  Chiều nay  trên bến muôn phương
                                   Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường ...

    Những bài thơ khác: Rớm máu, Rượu tiễn  ...dùng nhiều điển tích, sao ngữ, công thức thiếu rung cảm chân thành.  Bước đường cùng của chiến sĩ chiến đấu trong 4 bức tường thành phố;  tầm thước thơ thường ước lệ.  Như lối nói văn học Pháp rèsistance au laboratoire, tạm hiểu đó là vần thơ  chiến đấu bằng lỗ miệng. t

      Kết luận.- 

    Cô gái  dậy thì  tuổi xuân  không được bạn bè thúc giục hát hỏng, gẩy đàn ca khúc Dư Âm *, mà Huyền Chi lại làm thơ, cho  ra mắt tập thơ đầu tay ở tuổi 22  ( 1952). Thi phẩm  Cởi mở : 
 ý thơ rung động, tư tương già dặn  sâu sắc.  Giá trị thơ Huyền Chi làm người đọc kinh ngạc thực sự về thi tài  nhà thơ nữ Huyền Chi.  Thơ cô có không khí tranh  đấu ở hậu phương hỗ trợ cho tuyến đầu kháng chiến khói lửa, như thơ Laurent Daniel  **  trong thời Pháp kháng chiến chống Đức Phát xít . 
------
*     nhạc và lời : Nguyễn Văn Tý
*    bút danh khác của Elsa Triolet trong thời kháng chiến Pháp chống Phát - xít Đức   1939- 1945. 

 Trích  nguyên tác thơ :

                                                            LẠC LOÀI

                                      Bơ vơ quá giữa kinh thành
                                      Có qi may áo viễn hành nữa đâu ?
                                      Lạc loài từ độ xa nhau
                                      Đường phai dấu cũ, nhạt nhòa mầu thời gian 
                                     Ở đây nhung lụa bạc vàng 
                                     Trăm màu sa mã, muôn ngàn phồn hoa
                                     Giá băng cản chén quan hà
                                     Giang hồ chỉ có mình ta với người
                                      Bụi đời mờ nẻo ngược xuôi 
                                     Năm năm tháng tháng ngâm lời thơ điên !
                                     Sang ngang lỡ một mái thuyền
                                     Để về đây sống giữa miền hoang vu
                                     Mấy màu khói lửa âm u 
                                     Mấy mùa ly loạn mịt mù muôn nơi 
                                     Đêm đêm nghe gió vọng lời muôn phương
                                    Có trăm cánh gió điên cuồng
                                    Về đây giữa lúc phố phường tối đen
                                     Dập dìu ong bướm đua chen 
                                     Riêng mình ta chẳng người quen, lạ nhà
                                     Lạc loài giữa xứ tha ma 
                                     Sống bơ vơ quá nghĩa là thế thôi !

                                                                    1952 
                                                             HUYỀN CHI 
                                                             ( trích  " CỜI MỞ "

                                                                                                                   ( còn tiếp ) 

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

nhà văn tác phẩm cuộc đời / thế phong - 12



                                 nhà văn tác phẩm cuộc đời        12 
                                     tự-sự-kể : thế phong

                                                      4

     Mỗi lần có triền nhuận bút, tôi lại đến thăm Cao Mỵ Nhân và tuy không tỏ cho nàng biết nỗi lo âu của tôi; nhưng không giấu nổi , qua đôi mắt đen, nàng  đang lo lắng  cho tôi .   Tôi dự định sẽ trốn sang Pháp mấy lần  , bắng lối đi qua Cao Miên ( Campuchia) .  Tôi đã gói những bản thảo lai , nhờ  Cao Mỵ Nhân giữ  hộ.  Bao nhiêu ảnh ngày xa xưa, biết báo kỷ niệm dĩ vãng của tôi, hiện Cao Mỵ Nhân giữ hết.  Tôi hiểu rằng Mỵ yệu tôi, nàng phải hy sinh rất nhiều tai tiếng  từ phía tôi mang lại.  Ngay cả trong đại gia đình nàng tới bè bạn và cả ngoài xã hội nữa.   Nàng  thường kể cho tôi nghe về ông cụ thường phán xét về tôi ra sao :

      "... thằng ấy có tài, nhưng nó kiêu  lắm, chẳng lẽ tao phải rước nó lên bàn thờ mà thờ hay sao ..." 

     thì nàng lại biện hộ : "... anh ấy có đánh con đi nữa thì sau lại thương con hơn ..." .

     Mỵ thường mơ mộng và viết những mẩu truyện ngắn về đôi lứa  chồng vợ hạnh phúc co, lo âu có ; chồng thường bỏ nhà  theo gái, vợ ở nhà chung thủy và thương xót chồng.   Hẳn rằng ít lâu sau, người chồng cảm phục vợ,  trở về nhà, tha thứ và sống hạnh phúc như xưa.   Nhiều câu chuyện tương tự như vậy, tôi thường đọc thấy, ký tên nàng, đăng trên trang phụ nữ nhật báo Ngôn luận

     Mỵ là một  tác giả làm thơ rất nhanh, nhiều và hay nữa.  Nhưng lần đi chơi  với nhau, sau đó, Mỵ có thể sáng tác hàng chục bài .   Cái mẫu người con gái , dáng gầy gầy, thon thon; nhất là cái duyên ăn nói rất hợp " gu" ( gou^t) , thì tôi có chết vì họ được.  Đúng là người-yêu-định-mệnh của tôi rồi .  Phải  thú nhận, Mỵ là một trong nhiều mối tình đẹp nhất,  trên cả với Diệu Viên .  Mỵ là cô gái rất tần tiện, mỗi lần chi tiêu hàng ngáy, nàng đều ghi vào sổ tay.  Không chỉ là tâm-hồn-bạn  thôi đâu , nàng có thể và tất vậy, còn là người vợ đem lại hạnh phúc gia đình.  Những ai đi-gió-về-mưa * lo lắng cho nhân quần xã hội , dân tộc, xứ sở này sẽ ngẩng cổ nhìn lên : vì có một người vợ như Cao Mỵ Nhân - trong những ngày  chồng  tranh đấu lao lung, hẳn được an ủi nhiều.  Song, Mỵ chỉ có một điều mà nàng không thể có, và tôi lại như muốn đòi hỏi giá thử mà nàng có, đó là khuôn dáng con người ấy không có một chút gì được gọi  là đàn bà xinh đẹp.   Hình như, Mỵ cũng biết thế.  Có một lần, Mỵ tới thăm tôi ở nhà bà mẹ nuôi Uyên Thao, đúng ra là đôi ba lần , nàng chê trách tôi bị nhiều tai tiếng vì đàn bà, con gái .  Nàng ghét nhất điều này, giả thử tôi được như lối sống của  bạn tôi sẽ tốt biết chừng nào ?  Tôi nhận là đúng, Thao có dáng dấp ở bề ngoài  nghiêm nghị, đứng đắn trước mặt phụ nữ .
-------
*   thơ Nguyễn Bính .
---------

     Mối tình giữa tôi và Mỵ có lúc rạn nứt, lúc  se sắt , nên đã kéo dài tới  5 năm, thì đâu đây có 1 sáng chia lìa !   Bao nhiêu kỷ niệm và biết bao ân tình !  

     Tôi còn nhớ lần ra  Vũng Tàu vào năm 1960,  dịp này  Cao Mỵ Nhân cũng ra ngoài đó nghỉ hè cùng mấy cô bạn.  Chúng tôi gặp lại nhau, tôi đưa nàng ra  Eo Quắn .  Khi 2 người bạn  gái thấy Mỵ trượt chân ngã  soải trên sườn đồi - Mỵ  thường trêu tôi,  cho đó là  một nửa đương đi xuống * cheo leo, sao không vấp ngã kia chứ .  Thì 2 cô bạn của Mỵ nhìn sang phía tôi,  không thấy  đỡ Mỵ dậy, một cô  bảo  : "... anh lại đỡ Mỵ đi chứ ...".

    Trả lời :

    "...đời này đâu có phải  ai cũng sống theo nhân vật trong tiểu  thuyết Lê Văn Trương , đàn ông chỉ chờ có cơ hội bắt gặp người yêu ngã, chàng nâng nàng dậy; và có lẽ từ đấy mối tình sấm sét nẩy nở ... " .
-----
*  Nửa đường đi xuống  /  Thế Phong ( Saigon 1959,  Đời Mới  tái bản 1968 ).
------

      Ngay khi đó, tôi đã tiên liệu , đây, thêm một lần đánh mất cơ hội đụng chạm thân thể nàng rồi; nhưng, tôi vẫn không thể làm vậy được, một khi lòng  mình  không muốn.  Khi ra về, đến đầu dốc  Eo Quắn, một con rắn  bò ra đường.  Con rắn khá lớn và tôi bảo  các nàng đi trước; còn tôi ở lại phía sau chặn  nó.    Kết quả, con rắn dài hơn 1 thước, đầu  bị bẹp  dí dưới hòn đá lớn  mà  tôi  ném trúng.   Trong đầu tôi nẩy ý định sẽ in  một tập thơ Cao Mỵ Nhân trong Tủ sách Đại Nam văn hiến

     Đó là tập THƠ MỴ ( Đại Nam văn hiến, Saigon 1962  nói về mối tình chúng tôi qua thi ca,  bài sáng tác sau khi nàng  gặp con rắn, lúc đầu , tôi  do dự không muốn in vào  tập THƠ MỴ :

                                         NGƯỠNG MỘ 

                              Giá hôm nay  con rắn trên đường đó 
                              Quấn chân tôi, tôi sẽ vỗ tay cười
                              Hơn là đi vĩnh viễn bên cạnh người
                              Âm thầm sống trong hồn điều ngưỡng mộ
                              Tôi ao ước nên thơ tôi thổ lộ
                              Người chán chường nên chẳng thiết tha chi
                              Biết bao lần hờn dỗi tôi quay đi
                              Người  niềm nở vẫn còn như giả dối .
                                     ( NGƯỠNG MỘ / CAO MỴ NHÂN )

        hoặc :
                                           ĐIỆP KHÚC ' LY TAO '  

                              Sao anh cứ chuốc oan khiên vào mình
                              Ngàn đời em vẫn kiên trinh
                              Yêu anh đến đỗi chung tình cả thơ
                              Hôm qua bươm bướm lượn đùa
                              Em quên tứ mới thẫn thờ nhớ nhung
                              Chiều càng canh cánh  ngóng trông
                              Buồn đưa xa tít điệp trùng mây bay
                              Hình anh in đậm hồn này
                              Trách chi em chỉ   đêm ngày muốn tan * 
                              Dù chưa chọn đá thử vàng
                              Cũng như giao ước sắt cầm chung đôi
                              '  Ly tao  ' ** ngưng khúc lâu rồi
                              Người xưa chúc tụng cuộc đời ta vui .
                                  ( ĐIỆP KHÚC LY TAO  /  CAO MỴ NHÂN )
------
*  bài này trả lời  bài LY TAO / THẾ PHONG  -  đăng trên tạp chí Tân Phong ( chủ nhiệm:
Nguyễn Thị Vinh ),  Dinh Hùng chủ soái  Tao Đàn cho ngâm trên đài,  sau tôi in trong  NẾU ANH CÓ EM LÀ VỢ  / THẾ PHONG (  Đại Nam văn hiến, Saigon 1959). 
-------

        tiếp:
                                            NGƯỠNG MỘ

                             Một người buột miệng hỏi han tôi
                             ' Thần tượng  hình như cách biệt rồi
                             Không tới thăm và không viếng hỏi
                             Chuyện buồn hay vẫn có tin vui ? !'

                              Nhủ thầm, tôi chán, chán làm sao
                              Cứ cúi mình đi chả dám chào
                              Đầu trĩu ưu tư sa xuống ngực
                             ' Người ta vừa dạo khúc Ly tao '

                              Chưa tin  Thần tượng bỏ ra đi
                              Từ chối tình yêu tuổi dậy thì
                              Tôi biết từ lâu tôi đã biết
                              Thiệt thòi đến cả lúc chia ly .

                               Tôi hong mắt ướt tự  đêm qua
                               Mắt đỏ thời gian ướt lệ nhòa
                               Hình ảnh ngươi yêu xa diệu vợi
                               Buồn ơi, mộng gấm với mơ hoa 

                               Người kia tán tỉnh bước theo chơi
                               ' Thần tượng hình như cách biệt rồi ? '
                               Tôi đáp, mặc dầu tôi dối bụng
                               ' Chúng tôi vẫn có những tin vui ' 

                                Vùng vằng tôi bước đã nhanh hơn
                                Phố nhỏ đèn rơi xuống vũng bùn
                                Bẩn thỉu con đường than hẩm phận
                                Hàng cây gầy guộc đứng chon von .

                                Tôi về phố muộn đợi chờ mưa
                                Nhặt nhạnh cô đơn tránh gió lùa
                                Ngọn trúc đầu hồi run rẩy khóc
                                Tủi hờn kỷ niệm lại phân bua .
                                     ( PHỐ MUỘN / CAO MỴ NHÂN ) 

     Thật ra , chính tôi đã để mất rất nhiều cơ hội gần gũi nàng.   Tâm tình của những lần đi chơi, chiều chuộng người yêu, bởi, đàn bà, con gái cần tình yêu lắm , tron  đời họ sống vì nó. Và những pa-ra-sít của tinh yêu kia đối với tôi  như là điều không cần thiết.   Nhưng, với đàn bà, con gái luôn luôn vây chặt lấy họ.  Một người đàn ông yêu ai, phải luôn miệng nói với đàn bà mình yêu; như vậy, phụ nữ mới tin cậy.  Còn mối tình thật tha thiết đên đâu mà bề ngoài không tỏ lộ ,  tất nhiên ,họ sẽ cho mình không yêu  cuồng nhiệt, thật tình !   Vậy thì, làm sao Cao Mỵ Nhân hiểu được, có lần , tặng nàng 1  chai nước hoa Chanel no 5, tôi mất bao nhiêu công lao; trong khi đó, nếu sẵn tiền, thì đâu có phải  chuyện đáng nói.   Hoặc, có lần nhớ nàng quá, tôi đến sân bay, đứng ở ngoài xa, trông về phía nhà nàng -  đung là ,  sau giậu hoa tím kia ,  nàng đang  ở đó.  Tôi chờ cho trải hết độ nhớ thương nàng, rồi  lủi thủi ra về.   Không tiết lộ điều này với bất cứ ai, kể cả nàng.  

     Có  1 lần thì phải,  găp  cô Cao Mỹ * Nhân, chị ruột nàng cùng chồng chưa cưới gặp tôi đứng ngoài xa nhìn vào nhà nàng, sau đành thú thật :  ghé vào phi trường, tiên thể qua đây, do dự, vì không biết  cô Mỵ *  có  ở nhà không ?  Thế thôi, hình như chị Mỹ Nhân không tin điều tôi thổ lộ, mà thực vậy, tôi và em của chị, nếu có duyên yêu nhau  thì có mà  duyên phận thì không. Không thể trách được hình như  định mệnh an bài.  Vậy những dòng chữ viết  sau đây không có nghĩa là oán trách , hoặc viện lẽ gì, để cầu một cơ hội  tốt nào khác xảy đến.  Nếu có, sự đến về sau, chỉ là  một tai họa cho cả hai  thôi. 
-----
 *   gia đình ông Cao Văn Phương đặt tên  con cái hơi khác lạ  Bởi, tên chính không ở cuối chữ mà ở giữa . Thí dụ, con gái  lớn   :  Cao THI Nhân, tiếp   Cao VĂN Nhân , Cao MỸ Nhân,  Cao MỴ Nhân v. v ... 
----- 

    Mỵ ơi, một chai Chanel  no 5 kia đâu có giữ nổi hương thơm lâu dài cho mối tình cùa người .  Lẽ, phải cần nhiều chai Chanel  khác nữa, mà trong  thời đoạn sống của tôi thì  chưa bao giờ được lĩnh đồng lương 10 ngàn đồng / tháng -  làm sao tình yêu chúng ta có thể bền vững đời đời ?

     Đã có lần,  tâm sự cùng một người đàn bà đã nói với tôi, cô ta không cần tiền.   Đáp, nếu bữa ấy, tôi  không sẵn tiền để phô cái hào hoa ra mắt, thì làm gì còn có cuộc gặp gỡ lần sau ?  Nên , đồng tiền cũng  là điều cần thiết đấy. Và  tự đáy lòng ,  tự dạy dỗ bản thân, đừng chịu nhục vì đồng tiền mà quên  nhân nghĩa !

    Trong đời làm văn nghệ của tôi , rất nhiều bạn bè giúp đỡ .  Nhà văn học Nguyễn Hiến Lê chẳng hạn , hoặc  các anh Nguyễn Minh Hiền ( Lữ Hồ ), Lê Xuân Khoa , Trịnh Hoài Đức ,  Phan Văn Thức ... và nhiều nhiều nữa.   Mỗi lúc  cần 1, 2, 3, 5 trăm, tôi thường viết giấy cho người cầm lại nhà anh Nguyễn Minh Hiền.  Không phải chì  1 lần.  Nhiều lần không kể xiết ," thằng bạn " gốc Huế (  dân Huế khó chơi )   chỉ dạy việt văn  thôi , tiếng nổi như cồn, mở  nhiêu " cua"  ( cours particuler )  giàu ú xụ.   Còn Nguyễn  Hiến Lê, vay một số tiền và gán một số sách văn học quí hiếm trừ nợ .    Thì tôi mới có tiền in sách rô-nê-ô : Fredrich Nietzsche & Chủ nghĩa đi lên con người , Người thương binh Liên khu ...  v.v....Hoặc, nhà in rô-nê-ô  Kỳ Đồng   (  đường Kỳ Đồng, Saigon 3 )  còn  là ân nhân của nhà xuất bản in rô-nê-ô Sùng Chính viện * Đại Nam văn hiến.  Trước ngày đảo chính  những năm 11 / 11/ 1960 và 1/ 11 /1963, gia đình họ Ngô, chủ nhà in  Kỳ Đồng, in sách cho chúng tôi , biết 
 " in lậu " là nguy hiểm " , nhưng họ không ngại ; đó là  các anh Ngô Văn Ân, Ngô văn Á, các cô Ngô Thị Mỹ, Ngô Thị Nga , gốc người Nha Trang : "  ...chúng tôi cũng là họ Ngô, nhưng nhất định  không là Ngô - Đình rồi ... ( ý nói Diệm, Nhu, Cẩn v.v...)
------
* Uyên Thao chủ trương. 
------       Họ cũng là tín hữu Công giáo, đồng đạo,  khác chính kiến với  họ Ngô- gia -đình- trị.  Một số sách  Sùng Chính viện  in tại đây, như : Mây Hànội, thơ Nhị Thu, Vô cùng, thơ Đào Minh Lượng, Sai biệt, thơ Thế Phong v.v.  .. chưa trả hết tiền nợ .  Những món nợ  đối với chủ nhân mà họ nghèo túng hơn chúng tôi .  

     Ngô Văn Ân , anh cả trong gia đình, từng theo học Trung học Yersin Đà Lạt, hiểu được văn chương chúng tôi  và mến thương các tác giả  nghèo yêu văn chương muốn có sách   in ra.   Ngô Văn Á , em trai Ân rất tài hoa, có hoa tay, trình bày ấn loát thật công phu những cuốn thơ  , anh đã  thực hiện  in nền thơ  thật tinh xảo , qua bức họa của Vị Ý.  Nay Ngô Văn Á không còn nữa, anh ta chết trận ở  Cần Thơ,  một tân binh quân dịch từng được hưởng lương 120 đồng / tháng của trào Ngô Đình Diệm.  
   
       Còn  cô Ngô Thị Mỹ chẳng hiểu cuộc đời ra sao, đời chồng vợ thế nào ? Đã có lần, một thi sĩ trẻ , Nguyễn Đức Sơn ,   cùng tôi  đến  nhà in rô-nê-ô Kỳ Đồng, bạn ấy  phát biểu : 

      " ... hình như cô Mỹ có cảm tình với anh, thôi cưới quách cô ta đi, rồi vợ chồng cùng khuếch trương nhà xuất bản Đại Nam văn hiến lẫy lừng hơn nữa . Chồng  viết, lựa bản thảo in; còn vợ đánh máy stăng-xin và điều khiển máy Gestenet  ... ".

       chuyện  bông phèng của Sao Trên Rừng chỉ  bông phèng cho vui thôi, và cùng lúc ấy, chủ nhiệm tạp chi bán nguyệt san Sống lên làm Bộ trưởng Công dân vụ , và chủ soái Đàm trường viễn kiến Nguyễn Đức Quỳnh  làm cố vấn bộ trưởng.  Một số anh em viết báo xưa kia được tuyển dụng vào làm  công chức  khế ước .  Uyên Thao  và họa sĩ Nguyễn Trung đi làm  phát thanh,  Duy Sinh ,  công cán ủy viên  bộ Công dân vụ, họa sĩ   Vị Ý và tôi làm dưới  quyền  giám đốc huấn  luyện  Lưu Hùng ( chàng này  từng  chủ bút tạp chí Sống ). 

       Tôi và họa sĩ  Vị Ý   làm giám học chính trị Khóa cán bộ Công dân vụ đầu tiên  vào năm  1960, hứa  được trả lương bổng khá, tuy  chưa được lãnh , nhưng tôi hy vọng sẽ trả được nợ  sách in rô-nê-ô.  Nhưng thực tê, Bộ Công dân vụ  chỉ tạm ứng 2000 đồng / tháng, nên việc hứa  trả nợ nhà in rô-nê-ô Kỳ Đồng trở thành ảo vọng.   Cô Ngô Thị Mỹ nói đùa,  bây giờ tôi là công chức, giàu rồi , nhưng đừng quên  tới  thăm người xưa, cảnh cũ nhé.   Sự hoài nghi + ngờ vực của tôi đối với một việc mà ít ai hoài nghi, không chỉ 1 lần thôi đâu, là,  Bộ hẹn lần lữa , chưa được Bộ Tài chính duyệt, nên lương   tạm ứng 2000 đống .   Trong  hạn kỳ 6 tháng làm công chức kia, bao nhiêu chuyện đáng nói đấy, song những dòng chữ tiếp , tôi vẫn dành  nói về  Cao Mỵ Nhân. 

    Nhớ lại những ngày vào giữa năm 1960, tôi sống bằng tiền được trả từ nhiều bài báo đăng trên bán nguyệt san Sống.  Đêm về,  chúng tôi   ngồi túm tụm với nhau đánh chắn gom 2 chục đồng .  Ban ngày, tôi đọc truyện  L' Amour de Rien  / Jacques Perry *  .Phải thành thật nói ra điều này, truyện này gân với tôi nhất vào thời kỳ đó, vì, chưa bao giờ  đọc cuốn nào hay tới  3 lần- nhưng tác giả Jacques Perry đã dành  cho tôi điều này.  Chỉ  cảm thông với mối tình Martine Sandy  tự vẫn, để thực hiện trót lọt điều này, nàng phải dự trù tới 3 năm.   Khi qua đời, nhân vật chính kia đã là triệu phú , vẫn không tìm thấy nghĩa lý để tiếp tục sống.   Nhân vật từng trải qua nhiều nghề: đi lính, buôn tranh lậu v.v... nói chung,  quá  từng trải sự đời và đã sống như gần hết chân lý đời sống.  Tác giả lên án  phi lý hiện sinh  tiểu thuyết gia Jean-Paul Sartre, cho rằng Sartre chưa chịu sống cạn  mọi khía cạnh nghĩa lý đời sống, sao  vội gọi  là hiện sinh cho được ?!
-----
*   Jacques  Perry & thế nào là phi lý / Thế Phong -  Đại Nam văn hiến xuất  bản, Saigon 1962
----- 
     Giai đoạn này, tôi còn sống nhờ bắng nghề cung cấp sách rô-nê-ô cho chủ thầu bán sách cũ  người Trung hoa  trên đường Cao Thắng ( Saigon 3).  Tôi đã có câu nói vui :" ...Tây in sách, Việtnam chứa sách, Tàu  tha hương bán sách ..." Ông Vinh, chủ nhà sách Đại Hưng rất khôn ngoan,  biết được sách hay; chẳng  hạn cuốn   Nhà văn hậu chiên 1950- 1956  và Nhà văn tiền chiến 1930-1945 * của tôi  ban cho ông 30 đồng cuốn, ông  Vinh    lời 30 đồng khi bán ra.   Vậy là ông  Tàu tha hương lãi gấp đội, còn tôi, có tiền sống qua ngày.  Ngoài ra, ông còn bán sách tây cũ hiếm ,quí, với giá đắt kinh khủng !  Một điều lạ lùng, ông ta không giỏi tiếng việt, tiếng tây; nhưng biết sách nào giá trị, quý hiếm thì không bán rẻ. 
-----
* - trong bộ phê bình văn học Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1956 / Thế Phong  - Nhà xuất bản Đại Ngã  loan  tin sẽ tái bản toàn bộ. 
  - thực tế, bộ sách này chỉ có 2 tập  tái bản: 
   tập 4: Tổng luận  60 năm văn nghệ Việtnam 1900-1956 do Tủ sách Đại Nam văn hiến tái bản, Saigon   1965.
   tập 1 : Nhà văn tiền chiến 1930 - 1945 , Vàng son tái  bản, Saigon 1974. 
------

     Ngày đảo chính đầu tiên vào năm 1960 thật sôi  động.  Dân chúng  chen nhau ra phố chen nhau để xem giao tranh giữa phe quân đội đảo chính và   chính phủ Diệm.   Không sợ đạn lạc, có người tò mò còn  trèo lên  cây,  để nhìn vào Phủ tổng thống.  Và, chiếm được chỗ xem đắc địa, xem xong, lại đòi bán lại 3, 4 chục đồng chỗ  cho người khác .  Được nghe một anh bán chỗ đó kể lại, lúc anh trèo lên nhìn khoái quá, anh ta reo hò, khiến người ở dưới đất bèn mua lại chổ  .  Anh bạn mua lai chỗ xem giao tranh chưa bao lâu, bỗng,   mộtị viên đạn lạc  vô tình bắn xuyên qua họng -  thì, anh bán lại tiếp tục  lấy chỗ lại.  Có người còn  reo hò, đòi bắt sống  " con mẹ Nhu, lột quần áo  nó ra, nhổ hết lông l... đi ".  Thật hào hứng , sau khi đảo chính thất bại, nhiều người bị bắt vì liên lụy  hoan hô  đảo chính.  Một cảnh sát viên đang gác chợ Bà Chiểu , nghe tin đảo chính, anh ta vội trèo  lên hông chợ, gỡ hình Ngô tổng thống xuống, lấy chân đạp lên mặt,  hoan hô " đảo chính muôn năm".  Sau đó, anh ta bị  An ninh bắt, lôt lon, đi tù , có thê bị thủ tiêu  chưa chừng ?  

     Buổi sáng  thứ bảy, ngày 12 tháng 11 năm 1960,  chúng tôi ở hẻm 528 /.../ ...Trương Minh Giảng chứng kiến  gia đình ông trung úy ở sát nách nghe tin đảo chính ông Diệm.  Quá vui , ông ta hạ khung ảnh tổng thống treo trên tường xuống xé bỏ ném ra đầu nhà, miệng hoan hô  " đảo chính muôn năm ".   Rồi  khi" đảo chính nằm xuống rồi ", ông ta thở dài chán nản, xin lại một tấm ảnh Ngô tổng thống lồng kính treo  lên tường.   Từ hôm ấy, chúng tôi thấy ông đi làm về muộn, hay tránh mặt mọi người; nhưng được xóm này đa số thù  ghét chế độ Diệm, nên ông trung úy được sống yên ổn.  Cũng như chúng tôi sống yên ổn , vì, một số   bạn hữu là sĩ quan, không biệt động cũng nhảy dù, hoặc bộ binh thường đến nhà chơi, nên  đó là một  bảo chứng vững chắc.

      Hồi ấy, Đào Minh Lượng * đã là thẩm phán , anh ta thường đến chơi với tôi luôn, vì cô em nuôi  Uyên ThaoTrâm, một cô gái thật xinh đẹp.  Trâm từng bỏ nhà đi một thời gian, vì đam mê diễn viên điện ảnh ; nhưng cũng may, sau đó ít lâu biết trở về nhà làm lại cuộc đời.   Nguyễn Tường Bá hay lại thăm em Trâm, bề ngoài, luật sư lấy cơ thăm Uyên Thao.   Còn Đào Minh Lượng lấy cớ thăm tôi và những bạn bè đàn ông khác thì nói tới thăm hai thằng.    Chung qui là đến thăm môt  người mà lại thăm một người, kể ra một gia đình có cô gái xinh đẹp là điều may mắn, vừa vui mắt,  kẻ vào người ra tấp nập. Khách  cuối cùng được  lòng  Trâm  là một chú Sam gốc Ý.
-----
 * sau  30 - 4- 1975, Đào Minh Lượng định cư ỏ Huê Kỳ (  San Diego)  làm việc trong một cơ sở y tế, ít giao thiệp ,  thu mình sống ẩn dật.    Khi Nguyễn Mạnh Cường ở Bolsa  gửi tới  tôi một " disk ",  tập truyện viết bằng anh ngữ: THE CASE  / LUONG MINH DAO, hiện, tôi đang cho " post " trên  web" THEPHONG 'S POEMS ".  
    ( Chú thích sau, March, 2013 - TP. ).  


      Bà mẹ nuôi của chúng tôi rất tần tảo, tuy có bữa không còn lấy một hột gạo, nhưng bề ngoài chẳng ai hay.   Tôi thì quá quen thuộc với đói, khổ; nhưng mỗi khi nhìn thấy Trâm nhăn mặt, tôi cảm thấy đau lòng, ấy chỉ là một đứa em gái " vu vơ" , chứ nếu là tình nhân mà nhăn mặt kêu đói, hẳn tôi có thể đổi mạng để có gạo, có tiền.  Trước khi về đây tá túc, tôi đã lao đao với cuộc sống biết bao ngày, nhớ lại những ngày ở xóm đạo Bắc Hà và thời gian ra Thư viện quốc gia đọc ròng rã  cả năm trời, nhờ ông tòa Lượng chia sớt hàng ngày  mấy chục bạc .   Mỗi lần chúng tôi từ biệt nhau ở một quán cà phê nào đó, hoặc, tôi đọc sách ở thư viện, hoặc  ông tòa Lượng đến tìm, giốc túi đưa bạn sô tiền còn lại, để  bạn ăn cơm lao đông.  Có bữa, cả hai cùng kẹt, Lượng rủ tôi về nhà anh ăn cơm. 

    Tôi không thể quên nhiều bữa cơn ăn ở gia đinh này trên đường Nguyễn Cảnh Chân
 ( Saigon 1 )  , nhất  là bà cụ thân sinh ra Lượng quí tôi như con.  Một chuyện nhỏ xảy ra trong gia đình cần  suy nghĩ, giải quyết, bà cụ đưa ra hỏi ý kiến tôi.   Như một lần, có một người tới dạm hỏi cô Liên, bà hỏi tôi có biết  lý lịch , gia cảnh ông giáo sư tư thục kia   không - mà làm sao tôi biết được . Nhưng  bà cụ lại  bảo rằng :

     "...  cậu Phong ạ, Lượng nó quí cậu lắm.  Và tôi cũng vậy, dầu  hoàn cảnh cậu nghèo, nên nó bảo tôi thế này "  mợ tưởng nó không có bằng bối như con mà nó dốt sao ? Khi con đang học luật năm thứ 1 , con đã mua quyển" Muốn hiểu chính trị " * của nó để tham khảo đấy.   Tôi muốn rằng cậu xem ai khá, giới thiệu cho con Liên, rồi ra, cậu và em Lượng và  tôi sẽ gần nhau  như người một nhà ... "
-----
* Muốn hiểu chính trị / Thế Phong / Hà Việt Phương viết tựa - Nhà xuất bản Thế giới, Saigon 1955).
------- 

    đó là một bà mẹ duy nhất  mà tôi kính trọng, yêu quí như mẹ tôi xưa kia vậy. 

    Ở  hẻm 528 / ... /... Trương Minh Giảng này có một cô hàng xóm tên Châu, một  người đàn bà lỡ tuổi lập gia đình, xưa kia nhà giàu có nhất nhì ở Hải Phòng.   Cô ta  hay  kén  cá chọn canh nhiều lần nên bây giờ dang dở tuổi xuân.    Khi tôi tới đây, hình như có cảm tình , nhìn tôi qua biệt nhãn.  Từ Uyên Thao hay bè bạn chúng tôi, cô gọi họ bằng" cậu" tuồn tuột; riêng với tôi cô thường gọi bằng " anh".  Những chiều đánh chắn chung vốn, nhiều lần trò chuyện, tôi rất cảm phục cô ta, nhất là cô cho tôi xem tấm ảnh thời xuân sắc thật  bắt mắt, kèm lời bình: .." với anh, tôi mới cho xem đấy nhé ".  Cô ta rất sùng đạo Phật, thường hay đi lễ chùa vào ngày rằm, mùng một, riêng tôi , thì chẳng còn  lòng dạ đâu đáp lại.  Khi dọn nhà, cô mua tặng tôi 1 chục trái na ( mãng cầu ) , những trái mãng cầu của một người đàn bà giỏi chợ búa, bếp nước , tôi nhớ mãi !

    Có một lần, Cao Mỵ Nhân tới đây chơi, cô  ta đã nghi ngờ, rằng tôi có tình ý với Trâm. Nàng tỏ vẻ buồn bực, tôi phải giải thích, Trâm là bạn gái luật sư Nguyễn Tường Bá, chứ đừng nghi oan như vậy.  Thực ra, Trâm đối với tôi như cô em gái, còn nàng, xem tôi như anh trai nàng, Phó Minh Long.    Một người con gái đẹp như thế, cảm tưởng  Cao Mỵ Nhân nghi kỵ ,hẳn chẳng có gì ngạc nhiên cả.  Như lần tôi đưa Trâm đi xem  xi- nê, anh em văn nghệ bắt gặp, họ đã xì xào với nhau nhìn chúng tôi ở ngoài phố rồi.   Ít lâu sau , Trâm   lên máy  bay theo chồng, một  chú  Sam gốc Ý bảnh trai rủng rỉnh đô la.

     Với tôi, đây lần đầu tiên tránh được đàn bà cám dỗ.  Cũng như lần ở hẻm 359 / 15 Trương Minh Giảng, gần rạp hát Minh Châu, tôi đã không dám nhấn mạnh một đường tơ với T..., vợ một người bạn  văn  đã giới thiệu tôi thuê  một gác nhỏ sát cạnh nhà anh.   Nhiều lần gặp gỡ vợ anh và tôi có  nhiều cơ hội tốt đẹp.  Sau khi thoát được, tôi viết được một truyên ngắn  có tựa " Đêm dài tình ái  " *.  Những ngày tôi ở đây   tránh được  chuyện tình   với T... thật là chuyện hãn hữu, và tôi nghiệm rằng, lần này nguy hiểm hơn  các lần khác nhiều . Tôi cho đó, là   " lần đầu trong sự vô cùng  hiểm nghèo ,  và thời gian ở trọ tại đây khoảng chứng 1 năm rưỡi". Trong đời tôi, những " gút-mắc " , yếu tô gây tại hại nhất vẫn từ động cơ đàn bà mà đến. Phải trả giá kinh nghiệm đớn đau, nhục nhã nhiều lần vẫn  không chêt, mới thấy rằng, cổ nhân nói đúng " tình là giây oan ".  Những oan nghiệt tình ái thật  nguy hiểm,  biết vậy, sao vẫn lao đầu vào như thiêu thân  phóng vào  ánh sáng đèn .  Còn đọc sách mua kinh nghiệm, nhờ cậy nơi kẻ khác  chưa là một bằng chứng chắc  chắn cho bản thân.

     Ngày đảo chính đầu tiên đó , tôi còn gặp Nguyễn Hoạt,  ký giả  nhà văn này viết cho nhật báo Tự do, thường hay lại chơi với một người bạn của anh ở cùng trong xóm tôi.  Anh Hoạt rất ghét chế đô Ngô-Đình, nhưng  không thể không  cộng tác với Phạm Việt Tuyền, người  của mật vụ Trần Kim Tuyến ,vì sợ đói, sợ thiếu" cơm đen" (thuốc phiện ).  Không có căm thù lớn, đành phải dồn căm hờn   nhỏ vào mục " Nói hay đừng"   chửi xỏ xiên, một lối chửi " đòn xóc 2 đầu" ( symbole équivoque ). Thứ nhất, chửi xỏ xiên ,  cách giải độc cho chính bản thân anh,  thứ hai, đối với chính quyền cần như vậy để làm một thứ xả  soupape de sure^té.  

     Anh bảo tôi  , cách mạng đang phá tan triều đình nhà Ngô  " chúng nó chết đến nơi 
rồi ". Qua ngày  sau, đảo chính thất bại, tôi không còn gặp lại anh nữa.  Suy ngẫm ra, một người như anh, đâu đó hơn tôi một giáp tuổi ,mà con mắc nhiều sơ hở quá!     Con rắn cắn chết người không kêu to, con hoãng kêu to chẳng cắn chết được ai ?   Thảng, có thể anh chỉ tỏ lộ với tôi, người tin được, và tôi là kẻ cho anh xả những căm hờn uất ức từ lâu.

    Cũng chưa biết chừng, đúng vậy đấy !

                                             ( còn tiếp: chương 5 ) 

    thế phong

------
 *   trong tập truyện " Con chó liêm sỉ " ( Đại Nam văn hiến, Saigon 1963). năm 1964, nhà xuất bản Trình bầy / Thế  Nguyên chủ trương, tái bản dưới tựa truyện" Khu rác ngoại thành ( lược bỏ 2 truyện " Con chó liêm sỉ " và "  Nôi nuôi mình vợ chồng Tàu ".) 
    - năm 2006, nhà xuất  bản  Thanh Niên, trưởng chi nhánh Thái Thăng Long tại tp HCM cấp phép tái
 bản  , nhà sách Thành Nghĩa in ấn, phát hành " Khu rác ngoại thành / The Rubbish Tip outside the City & other stories", Đàm Xuân Cận chuyển dịch anh ngữ , in lại đầy đủ 5 truyện  theo bản in của Đại Nam văn hiến xuất bản lần đầu.  

   


                              
                             

                              
                                     
                                      

                                    

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

thức giấc trong văn chương hiện đại ba lan / thế phong - 1


Lời dẫn.- 

      Thức giấc  trong văn chương hiện đại Ba Lan  / Thế Phong (  Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon 1962) , giới thiệu Jan Kott, Adam Wazyk,  EssénineNhận định về quan điểm phê bình văn học mác-xít  -  in rô-nê-ô, khổ 21 x 27 cm,  dày 51 trang, in lần thứ 1 ở Saigon gồm 200 quyển và 1 số bản ghi dấu, từ TP1 đến TPX dành riêng cho người viết.  Những bản này đều có chữ ký tặng.

      Bản hiện nay  tôi có, mua tại quán   bán sách cũ Kỳ Thư  (  đường Võ Văn Tần, quận 3, tp HCM)  -  trang 1 , ghi :" Kính tặng tòa sọạn Bách Khoa " ,   chữ ký của Đường Bá Bổn quản nhiệm và dấu  NXB ĐNVH,  đề ngày 25. 10. 1962.


       Bìa sách in ty-pô, nơi cánh gà 1 , có dòng chữ :


       " TUYỆT ĐỐI CẤM BỌN NÔ LỆ, ÓC ĐẦY TỚ, NÃO THƯ LẠI KIỂU PHANARIOTE.   KỂ CẢ BỌN VĂN SĨ NỬA MÙA ĐỌC SÁCH NÀY ."



      đường bá bổn
       Sài Gòn 24-3- 2013. 

         
               thức giấc trong văn chương hiện đại ba lan    1
                                                       thế phong


                         Nghệ thuật một khi đã mất quyền tự do chống đối thì không còn nghĩa gì.
                                                                            A.RUDNICKI 


     Những năm  Ba Lan bị Phát-xít Đức tạm chiếm, đã là nhà văn có ý thức, họ đều liên  kết với nhau thành lập một mặt trận văn hóa bí mật chống đối.  Chẳng riêng gì ở Ba Lan, ngay ở Pháp, chỉ một vài năm sau, Phát xít Đức xâm lăng Pháp, thì hầu hết các nhà văn thơ nổi tiếng như André  Malraux, George Duhamel, André Breton, Elsa Triolet ( thời kỳ này dùng biệt hiệu
Laurent ) , Max Jacob, Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Paul Eluard, Louis Aragon ... đều vào bưng lập mặt trận chống đối.    Vì thế, sau này Pháp có thêm nhà xuất bàn Editions de Minuit do Vercors chủ trương  in ấn nhiều tác phẩm văn chương giá trị , ghi lại cuộc chiến đấu anh dũng kia.   Một trong đó là tuyển tập thơ văn  La patrie se fait tous les jours  do 
Jean Paulhan + Domique Aury sưu soạn.
   
     Còn về số phận những nhà văn Ba Lan  , có kẻ bỏ nước ra đi, có kẻ ở lại trong hầm kháng chiến, viết đến dòng chữ cuối cùng,  trước khi bị  xử bắn hoặc bị lưu đày.  ( Ba Lan và Pháp chung một cảnh huống ).

     Ở Ba Lan , nhà phê bình văn nghệ nổi tiếng vào thời ấy, trước kia còn làm thơ, và là giáo sư dạy tại  Đại học văn khoa Varsovie, tác giả  sách  Truyền thống và hiện thực ( bản tiếng pháp Mythologie  & Réalisme) phơi bầy bộ mặt thực Ba Lan và trong đó có tác giả cùng tham dự.  Ngoài những văn nghệ sĩ chết đi, còn  một số tham gia chiến đấu, hoặc ra ngoại quốc; còn lại  một số thi nhân tham gia trong Đoàn quân giải phóng Ba Lan : Adam Wazyk, Léon Pasternak, Broniewski ... hợp  lại thành bộ mặt  khả ái trong văn chương hiện đại Ba Lan .

     Theo sự nhận định về văn học ở  Ba Lan, Benjamin Goríely *, thì thời kỳ hiện đại được chia ra thành 3 đợt:
------
* BENJAMIN GORÍELY viết rất  nhiều sách  về văn nghệ Xô viết, như  Les poètes de la Révolution Russe ".  Bài nhận định này lược dịch từ cuốn   Histoire des littératures  / Enclycopédie de la Pléiade  ( tập 1   -  trang 1307 - 1818 ). 
------

       a / - từ 1945 đến 1948 :

      Thời gian  này có 3 tờ  tạp chí nổi tiếng xuất hiện :  Odrodzenie, Tworczore, Kuznica của 3 nhóm liên  hợp: Công giáo, Xã hội, Cộng sản. 

      b / từ 1949 đến 1950.

     Giai đoạn này hướng về mục tiêu tranh đấu của nền văn chương xã hội, nòng cốt chủ yếu trong  tác phẩm căn cứ vào giáo điều Marx-Lénine .

     c / Giai đoạn phân hóa : 1950 - 1956 .

     Thời gian này có mặt những nhà văn có đảng tịch hoặc chưa gia nhập đảng, tạm gọi, độc lập, họ đều sát cánh bên nhau.   Họ đều ý thức được rằng : vai trò   người văn nghệ phải là   nhà văn độc lập trước đã , họ chống đối bất công, đòi tự do cho con người qua văn chương.   Còn nhà văn theo giáo điều thì nhận lệnh  Đảng, để hùng hục  ca tụng kỹ nghệ máy móc trong tác phẩm và cho như vậy là canh tân xã hội mới tốt đẹp đang hinh thành  .

    và từ đấy xuất hiện một Jdanov Ba Lan Léon Kruczkowski  được giao phụ trách công tác văn hóa song hành mật thiết với  văn chương tô hồng .  Chương trình dự định đó, trước đây  được thực hiển bởi  Bodganov, Trotsky, Boukharine ..., và  họ  đã  minh định rằng văn nghệ phải đặt dưới quyền Đảng lãnh đạo.   Nhưng Trotsky không áp dụng chương trình  máy móc kia, vì chưa có lợi cho Đảng ,  chỉ gây bất mãn ở văn nghệ sĩ đối với Đảng mà thôi.   Rồi Jdanov Ba Lan, Krucskowski  sao lục lại chương  rình kia để thực thi.   

     Trở lại Ba Lan, thì Kruczkowski là một thứ hung thần Jdanov Xô viết.   Không biết rõ được rằng hung thần Jdanov Ba Lan này  áp dụng chính sách ấy đối với văn nghê sĩ Ba Lan  có đem lai kết quả như Jdanov Xô- viết áp dụng ở Liên xô không ?    Ở Nga, Jdanov ra lệnh cho báo Bolchévik đăng bài chỉ trích 2 nhà văn Zotchenko và  Akhamatova, chỉ  ít lâu sau 2 nhà văn này bị  nghiệp đoàn trục xuất khỏi hội.

        Chủ tịch Nghiệp đoàn Tikhonov  bị mất chức, vì phạm lỗi đã để cho Chi bộ ấn loát Lénine in  tác  tác phẩm thuần túy văn chương  cùa 2 nhà văn  Zotchenko và Akhamatova.   Nhưng sau khi học lớp chỉnh huấn, Tikhonov lại được phuc hồi chức vụ, được thưởng Huy chương văn học  Lénine .  Tình trạng này được áp dụng ở các nước cộng sản chư hầu  :  Ba Lan, Triều Tiên, Tiệp Khắc, Trung hoa nhân dân, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ...
  
          Lãnh tụ Staline qua đời,  Malenkov lên nắm chinh quyền , văn nghệ Xô viết được cởi trói một thời gian ,  Ehrenbourg ( nhà văn  được lãnh tụ Staline ưu ái)  viết  ngay tiểu thuyết Le Dégel 
( bản tiếng Pháp )   xả hơi được phần nào dồn nén - nhưng chẳng bao lâu tác phẩm kia   bị  lên án .  Phản ứng của Ehrenbourg đáp lại:

     " Ngày xưa Léon Tolstoi hoặc  Maxime Gorki  cũng nhận mệnh lệnh để viết  sao ?"

       Ở Ba Lan, Kruczkowski là nhà  văn nổi tiếng, nên được giao phó công  tác  lãnh đạo anh em văn nghệ.   Những tác phẩm  thời trướ của ông rất được mến chuộng, vì là tiếng nói chân thành và có ý thức trách nhiệm phục vụ tổ quốc,   lên án chủ nghĩa duy tâm + chủ nghĩa
 hình thức .    Khi   Kruczkowski lên nắm quyền hành thi đàn áp, anh em văn nghệ sĩ nổi lên chông đối - nhất là ở thời kỳ 3 -  nền văn chương hiện đại  phải mang công thức   tô hồng chủ nghĩa  để  canh  tân Ba Lan bằng kỹ nghệ máy móc hiện đại.   Nhà văn phải vào công xưởng để viết lên tiếng nói thợ thuyền, hoặc đề cao  các công nhân anh hùng  như Stakhanovitch. 

     Đứng đầu phe chống đối, bất hợp tác là Jan Kott, Adam Wazyk và một số nhà văn thơ nữa.  Jan Kott không cộng tác với họ, ngay cả bài viết nho nhỏ về  phê bình văn chương;  mặc dầu ông là nhà phê bình có tiếng hàng đầu ở Ba Lan.   Báo  Văn hoa mới   ( NowaKultura )   đã nhiều lần đến xin phỏng vấn  về 10 năm văn nghệ ở Ba  Lan  , ông khước từ, và  đưa ra lý do ngưng viết phê bình văn học rồi .    Lý do từ chối  viết phê bình văn học , theo ông, vì rất nhiều anh em  văn nghệ  nói dối  nhiều quá +  kỹ thuật viết  tác phẩm  non kém.  Tóm lại, Jan Kott đã gián tiếp  lên án chủ nghĩa tô hồng   và   kiến tạo, canh tân xứ sở bằng kỹ nghệ mới  phải được lồng vào trong tác phẩm.   Một khi Đảng đưa lệnh buộc anh em viết truyện, làm thơ, theo"  định đề  thép trên ban   , tất nhiên tác phẩm không còn rung động, với kỹ thuật viết  yếu kém - mà đa số tác phẩm kia là của  đảng viên  viết - và,  đảng viên  được chuyển  đưa sang làm công tác văn nghệ , làm sao có tác  phẩm hay cho được ?   Như thế, Jan Kott làm sao có thể viết phê bình văn học, và ông phản đối lôi viết phê bình nhân nhượng, xuề xòa, lại  chỉ biết chủ đề tư tưởng  mác xít làm  chuẩn giá trị hàng đầu, nghệ thuật đưa xuống hàng thứ yếu,  thì,  ông không thể viết phê bình văn học được ?  Nên,  Jan Kott viết đả kích văn chương tô hồng   không thương xót !

    Năm 1955, Ba Lan có những nhà văn ngầm chống Đảng và năm 1968 bột phát lan sang bình diện chính trị.   Tất nhiên, mầm mống đột khởi nào trong cuộc cách mạng, thì khởi điểm vẫn là văn chương châm ngòi.   Hiển nhiên  có một số nhà văn thơ nổi tiếng bất hợp tác tham dự mặt trận  văn nghệ chỉ huy của nhà nước

.   Bảng danh  sách những người đó : Jan Kott,  Adam Wazyk, Wiktor-Woroszylski, Adolf Rudnicki, Antoni Slonimski, Wladyslaw, Machejek ...

     Năm 1957 ở Pháp, tạp chí   Les Temps Modernes /   Jean-Paul Sartre chủ trương, ra một số đặc biệt nói về các nhà văn Ba Lan, được trình bầy đầy đủ diện mạo, tư tưởng, thân phận  họ.  Và nhờ đó, chúng tôi thấy được hiện trang tư tưởng hoang mang của Jan Kott, qua bài
Trong 10 năm  tôi vừa sống trải  *  .  Riêng cuốn  Mythologie & Réalisme  phản ảnh  tâm tư  tác giả  gần gũi nhất.  Đó là  nếp sống thời thanh niên, chịu ảnh hưởng luồng tư tưởng nào-
-  nói khác  đi - con người cũ lột xác thành người mới chống con người cũ chính ông.   Nên, sau khi thức giấc, ông cho đó là một tác phẩm mang nhiều nhầm lẫn, thiếu chính xác.  
------
*  trả lời phỏng vấn " Les dix annés que je viens de vivre " , bản pháp  văn  Mihel Pavelac
. ( Les Temps Modernes  phát hành ở  Paris , số 132 - 133, tháng 2 và 3 / 1957 ) .
-------- 

     Andrzej Brau viết bài đăng trên báo Văn hóa mới  đả kích Jan Kott thậm tệ, viện lý lẽ ông này chống đối nền văn chương hiện thực loạt đầu tiên ra lò của Đảng và ông  này lên án họ,khiến  họ mất nhuệ khí, sau  này họ không sao ngóc đầu lên được ? 

     Với Jan Kott, khi ông viết phê bình văn chương, điều quan trọng là sự phán đoán phải  là của riêng người viết, thái độ phẩm bình phải hoàn toàn phụ thuôc cá nhân người ấy.  Như thế, làm sao có thể buộc Jan Kott khen tác phẩm này, tác phẩm nọ, mà đối với ông, chúng không có một tí giá trị văn chương nào, không nói lên  thực trạng xã hội mà ông mong  muốn.   Thảng, tuy không đồng quan điểm với người viết phê bình; nhưng, một tác phẩm tối thiểu phải mang đầy đủ cảm quan người cầm bút xứng đáng, để  sáng tác  một  tác phẩm  đúng nghĩa là một tác phẩm.

     Qúa chán nản, Jan Kott  nép mình trong vai trò làm giáo sư văn chương tại Đại học văn khoa Varsovie.  ông tuyên bố : "  tôi không phải là loại nhà phê bình kia, tôi không muốn và không trở thành như  vây ? ". Không cộng tác với một tạp chí nào, kể cả việc gửi bài vở hay trả lời phỏng vấn.   Viết rất nhiều  sách,  ở dạng bản thảo, theo ý ông, bây giờ chưa thể xuất bản được .  Đó là câu trả lời, mỗi khi phải trả lời Đảng soi mói, tại sao không cho sách xuất bản ? Chẳng cứ gì Jan Kott, đến Atovak ( Liên xô )  tham dự một buổi họp Đại hội các nhà văn  Liên xô *, nhà văn Nga này giống hệt Jan Kott, là, hiểu được thế nào là  tâm trạng một số nhà văn  vô sản Xô- viết.  Họ luôn luôn bị ám ảnh với  2 chữ bôi đen, một khi 2 chữ ấy quàng lên 
------
* tài liệu đã dẫn trong bài báo " Nhận định và phê bình văn hóa mác-xít / Thế Phong ". tạp chí Sống
 ( chủ nhiệm: Ngô Trọng  Hiếu ) số 14 / 1960 ,  phát hành ở Saigon. 
------- 
 cổ  thì chuẩn bị  lên đường đi cải tạo, chỉnh huấn  .

        Atovak  còn mai mỉa, qua những câu nói trước thính đường  phòng nhóm  :

      "... Có ai phản đối chủ nghĩa lãng mạn đâu , nếu chủ nghĩa lãng mạn ấy có thể nẩy nở  được tác  phẩm nghệ thuật tuyệt diệu, ca tụng thời đại chúng ta đang sống . Và cũng chẳng có ai phản đối chủ nghĩa hiện thực, một khi,  nó cho người ta thấy cảnh vật đáng tin  cậy về cuộc sống hiện thực một cách  mạnh mẽ , lại bắt người ta phải suy nghĩ  lung . Dĩ nhiên là hiếm có  những con người  như vậy.   Song, nếu ai có biếu tôi môt tác phẩm ( viết gượng ép), trong đó cuộc sống được thể hiện bằng nhiều điều giả tạo, mà có kẻ lại cho đó là " quá cao " , nhưng một tác phẩm dở như vậy,  đến nỗi  người ta [ nhìn thấy ] đã phải nhắm nghiền mắt lại, không buồn đọc, mà có kẻ khuyên nên đọc nó, vì đó là chủ nghĩa lãng mạn - thì ngay lúc đó - chắc chắn tôi sẽ nói rằng " không  phải  vậy ".  Giả thử, có người cố nài nỉ tặng tôi một bản sao về cuộc sống, trong đó, có thể nhận ra một mớ tư tưởng non nớt, tầm thường, khô khan, nhạt nhẽo như [ thống kê ] bản danh sách nhân vật trên màn ảnh- và người đó còn cho biết -  đó là chủ nghĩa hiện thực- thì ngay lúc ấy - tôi , nhất định kiếu ; " thôi quá đủ rồi! ".    Dầu đối với  kẻ này, người kia, thì người đọc cũng nên  mượn câu hỏi của Sobakenitch,  mà nói rằng; " con nhái dù nấu với đường, tôi cũng không đưa vào miệng đâu,  mà nếu là con hến, tôi cũng sẽ không ăn, vì hến trông giống cái gì, tôi đã biết rất 
rõ rồi !" * 

     Tình trạng  ký khế ước  văn hóa giữa Đảng và nhà văn được coi như   nhật lệnh sờ sờ diễn ra hàng ngày va phải nhớ nằm lòng như kinh nhật tụng. Vậy mà có nhà văn chông đối  họ, coi điều này như không cần thiết . 

    Quả thật vậy, lúc nào người ta cũng nhìn thấy  rất rõ cái việc  cho ra đời  1 cuốn sách hoặc 1 bản thảo với mức độ cần thiết như thế nào? ** 
-----
 *** , tư liệu này đã dẫn trong bài " Nhận định và phê bình văn hóa mác xít / Thế Phong  " đăng trên tạp chí Sống ( chủ nhiệm : Ngô Trọng Hiếu )  số  14 / 1960  phát hành tại Saigon. .
----
     Bây giờ chúng tôi bàn tới nhà văn Adolf Rudnicki. Tác giả Những trang mầu xanh  ,  một trong những nhà văn vĩ đại hàng đầu loạt 30 tuổi ở Ba Lan.  Truyện dài và ngắn ở giai đoạn đầu mang không khí thế giới  văn chương Kafka.

      Adolf Rudnicki gốc Do Thái, nhập tịch Ba Lan, tác phẩm của ông được coi như những trang bất tử văn chương hiện đại Ba Lan .  Nhật ký  mang  tiêu đề "  bút ký phê bình văn chương " , gợi  lên sự xung đột, luân lý, chính trị + lương tâm và bổn phận con người đối với Đảng. Đảng  là trục chính xoáy ốc ở đầu não con người cộng sản.  Một đoạn văn trích  dẫn dưới đây chứng tỏ  Rudnicki chống đối   văn chương mệnh lệnh   và khẳng định" văn chương phải có tự do toàn diện".  Qua nhân vật H..., đại diện một nhà văn  thơ phóng túng , không dễ dàng tuân  mệnh lệnh,  một thứ  giao kèo văn hóa giữa Đảng và người cầm bút.  

     H... viết  xong một truyện dài, rồi tự hỏi :

   " ... như thế có ích gì ? Rồi người ta cứ đem  in ấn , còn tôi thì không còn chỗ để lùi chân ..." 

     Nhân câu chuyện ấy, Rudnicki nhớ , có một người bảo ông : 

     " Tôi vừa cho in 1 tác phẩm , nhưng không hiểu họ có cho phép ấn hành ? Ngay chính bọn họ  cũng còn muốn có kẻ kiểm duyệt lại cho đúng đường lối hơn.   Nghệ thuật, một khi đã mất quyền tự do  thì không còn nghĩa gì !  Và nhất là khi người ta không muốn kéo dài lưỡi ra. 

       " Mỗi người đều muốn có một lần làm chính mình, để nói là chính mình và mang tên chính mình ...". 

    Đoạn văn trên , ông viết theo lối văn chương đòn xóc 2 đầu (  symbole équivoque ),  tôi , người đọc cảm thấy vô cùng chua xót.  Người vừa kể lại chuyện kia với Rudnicki, tất nhiên   nhà văn có chân trong Đảng ,  nhưng  , một đảng viên có ý thức sáng suốt .  Một nhà văn đảng viên còn lo số phận mình liên hệ với tác phẩm , liệu rằng, một khi  được in ra , đã đúng với đường lối chưa, và,  nếu được một kiểm duyệt viên duyệt lại , hẳn ,  tác phẩm sẽ  tốt hơn về mặt tư tưởng chính trị , làm   tác giả an lòng  . Nếu   có sự kiện không may xảy ra, thì  kiểm duyệt viên kia  cùng   chung trách nhiệm.  Quả là xã  hội ấy không ai tin ai,  kể cả đối  với chính bản thân ?

     Adolf Rudnicki viết truyện xảy ra, lấy bản thân làm trục xoay, trải kinh nghiệm bằng hình nhục, máu, xướng, kinh nghiệm chát chúa, đắng cay.   Nhà văn đã lăn lộn với khổ cực, quại quằn trong những ngày tranh đấu chống Phát-xít. 

        Hơn 1 lần, nhà văn  than  :

      "... máu chúng tôi đã làm tươi tốt  những sự thật; mà rồi, sự thật tan biến đi, không cần máu.  Đời sống quại quằn mang lại kinh nghiệm sống thường  trực, đó là những ngày nào của chúng tôi nhỉ  ... ?" 

       Adolf Rudnicki  nguyền rủa :

     " Biển sống  và biển chết " của tôi không tìm được nhà xuất bản  [ kể cả ]  ngày mai   người ta sẽ  vẫn từ chối. Khi mà chúng ngồi trên bệ, chúng đều mù đặc, câm điếc, tối tăm; chúng lao đầu vào một việc gì đó, thì chúng có  cảm tưởng như ở cấp trên  trên tin tưởng  tràn đầy  trong lý luận  [ trước khi hành động ] ...."

     Sau cùng ,chúng tôi bàn tới một thi sĩ nổi danh: Adam Wazyk . Bên cạnh những nhà văn xã hội khác - nhà thơ tài hoa đầu đàn , đó là  Adam Wazyk.  Ông còn  là  nhà phê bình văn chương nghệ thuật  có chỗ đứng  riêng biệt.  

     Adam Wazyk bắt đầu bước vào sự nghiệp văn chương từ ngày đầu thế chiến 2 , với  những bài thơ mang sắc thái lớp người tiền phong tranh đấu  bừng bừng khí phách cách mạng.

    Ở Ba Lan, các nhà phê bình nổi danh định vị : thơ  Adam Wazyk được so sánh ngang tầm Louis Aragon ( Pháp ).  Ông cũng tham gia trong  Đoàn quân giải phóng Ba Lan , và,  khi tổ quốc bị xâm chiếm,   ông xung phong vào đội Hồng quân Xô viết ,  quân hàm đại úy ,  chiến đấu trong  hàng ngũ  quân đội  Liên Xô  .  Khi tổ quốc  Ba Lan độc lập, quả có sự đóng góp  của thi nhân tài ba Adam Wazyk - nhưng, ông không thỏa mãn với công lao tranh đấu  bản thân, cũng như bè  bạn, vì tổ quôc ông vẫn bị   đàn anh Liên xô   cầm chân độc lập.   Bởi vậy,  Wazyk  tập hợp anh em lao vào đường tranh đấu, sát cánh cùng trí thức, văn nghệ sĩ tiến bộ, như:
 Jan Kott, Brandys, Rudnicki, Jastruw ... bất hợp tác với   chính quyền Ba Lan bù nhìn .    Thành lập Đảng xã hội mới, đó  là hành đông chinh trị, còn về văn chương,  thi phẩm  Adam Wazyk xuất bản khá nhiều.   

      " Thơ cho người lớn đọc / Adam Wazyk  "  xuất bản năm 1955 làm náo động dư luận, thơ ôm mối hận thù, buồn nản, vì quê hương  tuy hòa bình mà chưa có tự do, đới sống dân chúng vẫn tôi đặc, bần hàn.. 

       Tập thơ của Wazyk lập tức được dịch sang nhiều thứ tiếng , trong đó có tiếng Pháp.* 
------
* Thơ cho người lớn đọc / Adam Wazyk được dịch sang pháp ngữ " Pòemes pour les aldultes" , bản pháp văn  Victoria Achères
----- 
    
      Và trong những bậc tài hoa, thi bá, hoàng tử thi ca, kịch bản quốc tế sáng giá  như
Bertolt Bretch, ông đã vô cùng cảm phục, là  tác phẩm dịch cuối cùng của  Adam Wazyk.    

     Thơ Wazyk là tân hiện  thực, và tân siêu thực, tượng trưng, mang nhiều ẩn ức, đau khổ kết tụ thành khối, hằn thù sắt đá thành băng.  Thơ ông không phải dành cho  kẻ tiêu nhàn đọc tiêu khiển mà cho lớp người cầm đuốc soi đường cuộc sống, soi sáng tướng lai tổ quốc, thực hiện bằng được chủ nghĩa nhân bản đến tất cả mọi ngườ.  Vì xã hội  chưa hòa bình, đời sống con người luôn luôn bị đe dọa, nơm nớp lo âu, tất cả nhìn ngày đen tối  bủa vây.  Phải chăng đó lá ý nghĩa đích thực  thơ cho người lớn đọc ?

    Tính chất chông đối của nhóm nhà văn, thơ xã hội này, như : Jan Kott, Alodf Rudnichki, thì một Adam Wazyk, một Jastrun đều giống nhau, khác người ở chỗ, kẻ này nói lên điều ấy qua văn, người kia qua thơ.  Thơ Adam Wazyk qua "  Gửi " ,  mang tính chất khinh miêt đồng nghiệp hèn nhát, còng lưng gánh chế độ hà khắc, phi nhân, phản tiến hóa, thiếu nhân bản tính :

                                   Anh hỏi sao tôi không còn làm thơ ?
                                   khi lương tâm khẩn cầu kêu cứu
                                   vần thơ đầu, góp điệu, lên án  xã hội bất công
                                   buồn rầu,  thôi cũng đành, tôi biết làm sao hơn ...
                                    (...)
                                   Tôi có con, tôi yêu thời thơ ấu
                                    yêu nụ cười vợ , nàng ban cho tôi 
                                    với điều kiện khi nàng trông thấy
                                    cửa sổ tôi tràn đầy ánh sáng
                                    biết chắc rằng
                                                           tôi làm thơ
                                                                     ghi thực trạng cuộc đời 
                                                         ADAM WAZYK

        Trong một bài đại lược tổng thể về  thức giấc trong văn chương Ba Lan, chúng tôi  không thể giới thiệu đầy đủ tác phẩm các văn thi sĩ khác  trong nhóm, như : Jastrun, Slonimski, Machajek ... - mà chỉ đề cập  điển hình :  Jan Kott, Wazyk, Rudnicki ...đại diên cho họ. 

       Hơn nữa, chúng tôi đã trích, dịch  Trong 10 năm tôi vừa sống trải / Jan Kott  và toàn bài
Thơ cho người lớn đọc / Adam Wazyk   ở chương kế tiếp, hẳn độc giả sẽ đến gần tác giả hơn.

                                                                        ( còn tiếp ) 

    thế phong.