Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

... sau chuyến lang thang giữa sài gòn - tùy bút : băng sơn

bài  đăng trên báo  diễn đàn văn nghệ việtnam -
xuân canh thin- hà nội 2000.

                         
           ... sau chuyến lang thang giữa sài gòn ...
                       tùy bút  băng sơn


 -...   ta có bàn chân giao chỉ.. nên tàu gọi ta ... nước giao ... ?
-...   nhà phê bình văn học Thượng Sỹ  có  bàn chân giao chỉ cuối cùng...  qua đời  ...
-...  bao nhiêu nước mắt... bao thế hệ .. để ta có một sài ...
-...  nổi máu giang hồ..., Nguyễn Tuân  nhảy .. tốc ..  vào hòn ngọc ...
-.. . quan bộ Hình Trần  Thi Kiến được mời ăn cơm khách ... móc  h... 
 -...  kịch sĩ  Đoàn Dũng , nghệ sĩ nhân dân , chiêu đãi cá  Thát...
 -... còn  Thế... cho đi đủ ngõ,  ngách, sông, ngòi, quán,  hàng , bè ...


Đ ã hầu như mất hẳn  những bàn chân giao chỉ, mà cách đây một thế hệ  còn gặp nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.   Đó là những bàn chân có 2 ngón tõe sang 2 bên , tạo ra góc thước thợ với chiều dài bàn chân.   Người có ngón chân ấy không thể đi giầy được ( mà cũng chẳng có giầy mà đi) , mà chỉ có thể đi chân không ; may lắm mới có đôi dép da trâu loại thô, có cái vòng tròn để xỏ ngón giữa vào , Dép mỏng, không để, chỉ dùng đi chợ đường xa, những áci chợ họp theo phiên , với những quán tranh, mái rạ, cùng là thúng, mủng, dây thừng, đòn gánh, con tép, mớ rau.   Chỉ phiên chợ áp Tết mới tíu tít bán nua thẻ hương, trái cam,  bó lá dong,  tấm  tranh tết  ...

K hông làm gì  có những cái chợ thành phố , mà nay gọi  là siêu thị , cũng không những cái chợ họp bằng thuyền của kênh, rạch chi chít ở miền Nam, cô gái áo bà ba lẳn màu vai tròn, đi bán dưa hấu, trái khóm, sọt cam và bao thứ khác ra, từ châu thổ Chín con Rồng trù phú .

P hải chăng  vì có bàn chânb giao chỉ ấy, mà nước phương Bắc đã có thời gọi chúng ta là dân Giao  Chỉ, quận Giao Chỉ ? Những bàn chân ấy cứ đi theo hướng mặt trời mà xuôi, xuôi dân, xuôi mãi, đánh đuổi hổ báo, diệt trừ rắn rết , chằn tinh ,  phát lau, dọn cỏ , liếp dựng lên, mà tạo ra một vùng non nước hữu tình tươi đẹp.  Chợt mà nhờ thơ Bà Huyện Thanh Quan ,  mới đến Đèo Ngang, nơi Hoành sơn nhất đái , vạn đại dung thân, mở ra Đàng Trong cho chúa Nguyễn, mới đến đây đã hoang vu :

                                     Bước tời Đèo Ngang bóng xế tà
                                     Cỏ cây chen đá lá chen hoa
                                     Lom khom dưới núit iều vài chú
                                     Lác đác bên sông chợ mấy nhà  ...

có người cho rằng rợ mấy nhà,   chưa cần bàn ở đây .

Để từ cái cáng, cái võng  từ Thăng Long vào kinh dự thi Hội, thi Đình, kèm theo con dao rựa mớ đường mà trèo  đèo lội suối, đến loang loáng cửa toa xe lửa dập dình khúc nhạc và 75 phút máy bay .. phải đổ bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bao thế hệ, để ta có một Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng nhất nước hiện nay ?

Ông đồ  Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn  tế xa xưa, nói đến  'dân lân dân ấp'. Nếu vào thời nay ,  ông viết về Cử Chi, Bến Dược, Côn Luân .. thì viết thế nào đề nói được lòng ông cùng thời đại, như ông sống với thời đại mình ?

Đất Bắc , vùng non Côi, sông Vị - Nam Định đã ươm được giống hoa đào ven sông Tô Lịch, đã có 5, 6 trăm năm, đến nay vùng hoa đào Nhật Tân, Quảng Bá, Phú Thương, đủ hoa đào cho cả nước mỗi xuân về, và chợ hoa hàng Lược đang tưng bừng muôn triệu cánh bướm hồng cho   dân  buôn bán  cùng Từ Thức nhập  Thiên Thai.  Còn miền  Nam , ai là người đầu tiên thuần hóa loài mai vàng dại Trường Sơn mỏng tang 5 cánh giữa hùng vĩ núi non cho thành cây kiểng đón xuân đang bạt ngàn chợ hoa Nguyễn Huệ ?   Màu hoa ấy là nắng chăng hay hoàng  yến thoát hình, là hoa cải làng quê hay mật  ong ngọt lịm ?   Cỏ cây đã vậy, con người cũng làm ta bồi hồi mỗi xuân về náo nức.   Ông quan thuộc Bộ Hình Trần Thi Kiến, có người mời cơm, nói rằng  Ngàu cứ ăn đi , chỉ vì tôi quý mến Ngài; nhưng ăn xong, khách liền nhờ việc tụng đình.  Ông móc họng mình, chứ nhất quyết gìn giữ lương tâm .  Một hôm khác, đêm khuya, có người mang vàng đến nhờ vả, nói rằng, không ai biết , ngàu cứ nhận đi.  Ông trả lời :" Có đấy, có 4 ngừoi biết đấy : Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết , sao lại bảo không ai biết ?'
Sự liêm chính ấy, khẳng khái ấy, đã được đi theo bàn chân giao chỉ xuôi  Nam không, mà con người miền Nam ngày nay vẫn nghĩa khí, bộc trực, thẳng băng, trọng nghĩa, khinh tài, nêu cao khi tIết ...

Lại nữa, Nguyễn Văn Siêu, ông quan án sát cũng thuộc  Bộ Hình, mà đứng lên dựng cho Thăng Long một dài Nghiên tháp Bút, viết câuthơ khảng khái vào trời xanh, trong niềm học vấn , yêu quý cảnh quan, bắc cả cây cầu Thê Húc ( cầu đón ánh nắng ban mai)  thành cái lược  hồng chải làn sóng biêc hồ Gươm, như tóc giai nh6an lãngđãng, sẽ không bao giờ mất được  trong lòng người. dù người đó đang Hà Nội, đang Sài Gòn, hay lữ thứ xa xôi về đất nước, như nhà thơ Thanh Nam  lang bạt sang bên kia nửa địa cầu, đêm giao thừa nhớ thương tràn nước mắt :

                                 Mở chai bia lạnh thay cơm tối
                                 Ngồi đọc thơ mà lệ chứa chan !

Ta càng thấy hoa đất này , người nước này đã tạo ra cho ta chung một niềm tự hào, say  đắm nhường nào ...

Không dễ  gì ta rời bỏ  căn nhà yên ấm để lam nên cuộc hành trình ngàn cây số ra Bắc hay vào Nam, như một thời Nguyễn Tuân động máu giang hồ , nhẩy tàu tốc hành vào thành phố mang tên Hòn ngọc Viễn  Đông, tạm xa Hà Thành hoa lệ, ngàn năm văn vật- nhưng mỗi lòng người Việtnam ,  ai chẳng từng luôn mơ đến quảng trường   Ba Đình , cũng như Bến Nhà Rồng lịch sử, 2 thành phố ở 2 đầu đất nước , hai đĩa cân luôn dập dềnh nhạy bén, luôn phập phồng chung nhịp điệu với cả nước non.

Trang bản thảo  bài thơ nào cũng phải  dập xóa , sửa chữa, ngoằng ra, ngoặc vào những máu thịt,  cân não nhà thơ cho bài thơ hoàn chỉnh.   Lịch sử dân tộc thì cũng là bài thơ ấy phóng to lên  vạn lầnm triệu lần; nên cái dập xóa đi  một Tân Trường Sanh,  một Phúc Bồ, Khánh Trắng, một Minh Phụng, một Epco ... nhưng  , như nhà văn  Nga, gốc Do Thái  nói: " thời gian ủng hộ chúng ta ". Trường Sơn không thể mòn, Cửu Long không hề cạn, lòng người chẳng thể nào phôi pha !

Mùa xuân  cứ đến hẹn lại về.   Mưới hai năm sau lần  Con Rồng xuất hiện cùng với những áng mây lành tươi mởn, như ta vừa kỷ niệm  300 năm thành lập Sài Thành và Nam Bộ  sắp kỷ niệm 990 năm kinh đô Thăng Long thành lập, ta còn có vịnh Hạ Long, nơi rồng xuống, vẫn đang vẫy vùng khúc đuôi rồng trắng : đảo Bạch Long Vĩ. Ta  có con sông Chín Rồng  tung tỏa mật ngọt phù sa nuôi sống hàng chục triệu con người chất phác, thực thà, ngay thẳng ... không kể còn có con sông Hoàng Long chảy quanh kinh thành Cổ Loa xoáy ốc hay một Hoàng Long khác vùng vịnh Hạ Long, cạn Hoa Lư , nơi từng có con rồng nổi lên đưa chú bé chơi cờ lau tập trận - Đinh Bộ Lĩnh giết trâu của chú để khao quân, rồng nổi lên cho chú bé cưỡi, thoát khỏi trận đòn  của người chú tiếc mất trâu, mà   rồi trở thành  ông vua dẹp loạn 12 sứ quân cát cứ, vua Đinh Tiên Hoàng mở nền thống nhất .

Ba năm nay,  sau chuyến lang thang giữa Sài Gòn hơn nửa tháng, được nhà văn Thế Phong cho đi  mọi ngõ ngách, sông ngòi,  cầu, quán, nhà hàng, bè bạn- người viết bài này chưa trở lại Sài Gòn ..  đã có một nhà phê bình Thượng Sỹ, có ngón  cái giao chỉ  đã vào cõi vĩnh hằng .  Nhưng còn có ai ra đi bằng đường không, đường nước ? Ai rơi bỏ bến Thanh Đa, chiều Bạch Đằng lộng gió, vườn Tao Đàn  tịch mịch văn chương; những cây dầu vươn thẳng thả hoa như người chơi trò tinh nghịch nhảy dù  .. và ai  trở về  từ mọi phương trời xa vợi, để góp phần xây dựng quê hương, đồng cam cộng khổ cùng đất Mẹ ?

Ba năm sau , nếu được trở lại, hẳn sẽ bị lạc đường, từ phố Trần Khát Chân, nơi nhà văn Thế Phong ngồi dưới mái tôn  và viết sách giữa ngột ngạt nắng mồ hôi, đến phố nào mình như con chim sẻ lạc rừng, có kịch sĩ Đoàn Dũng chiêu đãi bữa cơm  có món cá Thát lát lạ miệng với người Hà Nội, và phố nào có đại học Hùng Vương dân lập ( một nét đi trước của Sài Gòn, mở đại học dân lập trướcHà Nội ) ,
 giáo sư Nguyễn Nhã  mở một  Trà đài , một cái đài để uống trà, có cây, có  đá; chứ không phải là một cái quán uống trà như thông thường, ta bắt gặp ở mọi nẻo gần xa ...

Hình như  cũng chưa bao giờ chúng ta chịu đựng sự căng thẳng, mệt mỏi, như những người bảo vệ công lý của Sài Gòn này : Phải mở phiên tòa dài hàng thang , mà phiên tòa thì chẳng bao giờ vui vẻ; ngược lại, chỉ có nặng nề, buồn thảm, không chỉ người có mặt ở  đấy mà cả nước lắng nghe, dõi về, vì số tiền do dân đóng thuế bị ăn cắp còn lớn hơn cả cơn lũ quét qua 7 tỉnh miền Trung cữ cuối năm vừa qua .

Hà Nội  có nhiều điều có thể đại diện cho cả nước, từ tiếng nói, câu  chào đến  món ăn, hớp uống, nó được vun đắp qua ngàn năm giông bão.   Nhưng Sài Gòn đâu chịu kém, cũng có thể có nhiều điều, hễ nhắc đến là cả nước biết ngay.  Đó là tính ngay thẳng, là tinh thần cởi mở, là có năng động làm ăn, là tốc độ suy nghĩ tháo vát, là nhịp độ phát triển để tự vươn lên ...

Tôi có người chị gái  tên là Tích sống suốt đời ở Sài Gòn trong một hẻm, chẳng giàu sang, và chị đã nằm yên trong nghĩa trang thành phố.  Mùa xuân này không hiểu con của chị có thắp nén nhang tưởng nhớ, để cả gia đình nhớ về nơi chị ra đi, nơi quê gốc, nơi nguồn cội, nơi bàn chân giao chỉ  trên đường xuôi vạn lý : Miền Bắc thân thương ?

Và một người chị khác , chị Lã Anh Chi, cũng theo chồng luân lạc vào phương Nam đầy nắng gió, 25 năm nay, tôi vẫn chờ tin chị, mà biệt vô âm tín !   Hà Nội vẫn chờ, bởi không chờ sao được, khi tất cả chúng ta chung một dòng máu Hùng Vương, chung cho cả Lạc Long và mẹ Ậu Cơ - một con Rồng đẹp duyên cùng một Bà Tiên, cho nên Hồ Gươm bay bến Nhà Rồng thì vẫn là ruột thịt .

Nhưng bàn chân giao chỉ  nào rải rắc  theo những triền sông ngang dọc, có những con thuyền rong du thành thị ... có quả dưa hấu đỏ như mặt trời, có trái cam,  nếu cắt đôi sẽ thành bánh xe lăn vào tâm thức ...

Mấy năm nay , hoa đào đã xuất hiện giữa Sài Gòn ,  bằng đường bay vi vút và mai vàng phương Nam cùng góp mặt với khách chơi hoa Hà Nội, để giao hòa một chút nắng phương Nam với mùa xuân rây xuân vào đất Bắc .

Thế kỷ XX đang đi đến  ga cưối cùng, con tàu thời gian đang xả tốc độ chở người khách Việtnam vào vận hội mà Hà Nội và Sài Gòn là hai người đặc biệt có đủ tâm hồn và sức mạnh đẩy nhanh con tàu tới đích tương lai.  Thi tướng Nam Bộ  Huiỳnh Văn Nghệ nghĩ về miền Bắc, có câu :

                                                 Từ thuở mang gươm đi mở cõi
                                                 Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long .

thì cũng có thể nói rằng Hà Nội, miền Bắc cùng nghìn năm thương nhớ Sài Gòn, miền Nam của máu thịt mình .
----
* tựa bài của tác giảNgàn năm thương nhớ

[]
 Hà Nội, xuân  2000.
BĂNG SƠN

 nguồn : báo  DIỄN ĐÀN VĂN NGHÊ VIỆTNAM
 số xuân Canh thìn 2000 , ra ngày 1-2-2000.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ